Đề bài : Cảm nhận của em về bài ca dao : " Nước non lận đận một mình"

thao nguyen phuong hien

Viết đoạn văn từ 5->7 câu để nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:

       Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

       Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ?

Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 6:21

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời..Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (2)
Trịnh Thị Hương Giang
10 tháng 10 2017 lúc 22:01

"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"


Bài ca dao trên nói về cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay của con cò. Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của người lao động, người nông dân thời xưa. Với nghệ thuật diễn tả: Từ láy, thành ngữ, và hình ảnh đối lập nhằm phác họa hoàn cảnh khó khăn, ngang trái mà cò gặp phải.
" Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Đó là câu hỏi tu từ với ba từ "cho" liên tiếp, tạo âm điệu nhanh, dồn dập khiến câu hỏi càng thêm gay gắt.
"Lên thác xuống ghềnh" và "Bể đầy ao cạn" là hai thành ngữ có trong bài ca dao (Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống ; Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở. Hai thành ngữ đó nhằm nói lên sự khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao của nông dân ngày trước.
Tất cả ý nghĩa trong bài đều muốn Tố cáo xã hội đương thời.

 

Bình luận (0)
Chibi Usa
17 tháng 10 2017 lúc 12:42

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:

“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”

“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
Như Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Anh
Xem chi tiết
Soong Hye Kyo
Xem chi tiết
bùivân trang
Xem chi tiết
Trèo lên cột điện thế hi...
Xem chi tiết
Hà Khánh Thi
Xem chi tiết