Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh dạo | Hoạt động nổi bật | Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887) | -Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo. | -Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp. |
- Phạm Bành - Đinh Công Tráng | Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887. | - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến. |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892) | -Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương), | -Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX. |
Nguyễn Thiện Thuật | -Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng | - Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích. |
Khởi nghĩa Hương Khê(1885-1896) - Phan Đình Phùng - Cao Thắng | * 1885 - 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,... * Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng. | - Là của khởi nghĩa tiêu biểu nhất tronmg phong trào Cần Vương - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động tác chiến. |
* Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa/ Thời gian | Người lãnh đạo | Địa bàn hoạt động |
Nguyên nhân thất bại |
Ý nghĩa, bài học |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) | Phạm Bành, Đinh Công Tráng | Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) | - Xây dựng căn cứ Ba Đình còn nhiều hạn chế. - Thực dân Pháp đàn áp dã man - Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc - Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại) - … | - Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp - Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) | Nguyễn Thiện Thuật | Nổ ra ở Bãi Sậy (Hưng Yên) sau lan rộng ra các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình,… | - Tổ chức, lực lượng còn yếu kém - Thực dân Pháp đàn áp dã man - Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc - Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại) - … | - Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp - Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) | Phan Đình Phùng | 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. | - Tổ chức, lực lượng còn yếu kém - Thực dân Pháp đàn áp dã man - Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc - Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại) - … | - Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp - Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau |