Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

Hoàng Yến Nhi

làm thế nào để viết công thức hóa học của axit-bazơ-muối và cách đọc tên chúng

Phan Thùy Linh
4 tháng 4 2017 lúc 11:01

I. Axit

. Công thức hoá học

- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

Công thức chung: HnA.

Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.

- A: là gốc axit.

a. Axit không có oxi

Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.

VD : - HCl : Axit clohiđric.

- H2S : Axit sunfuhiđric.

b. Axit có oxi:

* Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.

VD : - HNO3 : Axit nitric.

- H2SO4 : Axit sunfuric.

* Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.

VD : - H2SO3 : Axit sunfurơ.

II. Bazơ

Công thức hoá học

- Gồm nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm - OH.

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.

- A: là nhóm hiđroxit.

Tên gọi

Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

VD : NaOH : Natri hiđroxit.

Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.

III. Muối

Công thức hoá học

- Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hiđroxit.

MxAy.

Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.

- A : là gốc axit.

VD : Na2CO3 . NaHCO3.

Gốc axit : = CO - HCO3.

Tên muối : Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

VD : - Na2SO4 : Natri sunfat.

- Na2SO3 : Natri sunfit.

- ZnCl2 : Kẽm clorua.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Thiên Di
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Minh Thiem
Xem chi tiết
Me ott
Xem chi tiết
Đậu Anh Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Nhi Âu Dương Thuỳ
Xem chi tiết