Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm
về nội dung :
- thể hiện lòng yêu nước tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng.
- tình yêu thương con người, lòng nhân nghĩa.
- tình yêu thiên nhiên va tinh thần lạc quan, yêu đời, tin ở sự sống,ở lẽ tất thắng của chính nghĩa.
-lấy vẻ đẹp cua thien nhien lam chuan muc cua moi cai dep.
ve hinh thuc:
- tinh qui pham chat che,he thong uoc le day dac,phuc tap, nghiem ngat.
- tinh ham xuc cao, loi it, y nhieu
-tinh uyen bac, va khuynh huong mo phong co nhan