Văn mẫu lớp 9

La Hoàng Lê

"khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sỹ đã hóa thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng mơ hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín quất nhất của cõi lòng"

em hiểu ý kiến trên ntn? hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

GIÚP MÌNH VỚI NHA CÁC BẠN!><

Huỳnh lê thảo vy
19 tháng 2 2019 lúc 11:21

Lập dàn ý

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Cảm hứng nhân đạo trong văn học

- Nêu vấn đề và trích ý kiến

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến

- Hóa thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ hồ của xúc cảm: Nghĩa là nhà văn không phải là người chứng kiến, không phải là người tái hiện một cách khách quan mà phải thực sự đặt mình trong cảnh huống của nhân vật, thực sự hòa tâm hồn của mình vào tâm hồn nhân vật. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nhà văn có sự đồng cảm lớn.

- Nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cõi lòng: Nghĩa là sự thấu hiểu của nhà văn phải thể hiện trên trang viết của mình không chỉ là nét tâm trạng dễ nhận thấy mà còn cả những gì thầm kín khuất lấp của nhân vật. Điều này chính là thử thách khó khăn nhất đối với nhà văn, nó không chỉ đòi hỏi Tâm mà còn cả Tài.

- Đây là một nhận xét đúng đắn, có thể làm sấng tỏ qua nhiều tác phẩm lớn, đặc biệt là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

2. Chứng minh qua đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- Nguyễn Du đã nhập thân vào người trong cuộc để cảm thông với tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Kiều trước cảnh thiên nhiên vô cùng rộng lớn: Sự rợn ngợp của không gian qua các hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng”…khắc đậm cảm giác cô đơn của Kiều. Làm bạn với nàng chỉ có “ mây sớm đèn khuya”, không một bóng hình thân thuộc. Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối trong tâm trạng “bẽ bàng” tủi hổ xót xa “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, tâm trạng của Kiều rối bời, nỗi cô đơn vò xé ngổn ngang trước hoàn cảnh số phận nghiệt ngã.

- Nguyễn Du đãnhập thân vào người trong cuộc để thấu hiểu tâm tư và trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ của Kiều.

+ Trân trọng tình yêu thủy chung của Kiều với Kim Trọng: Nỗi tiếc nhớ khôn nguôi về kỉ niệm buổi thề nguyền đính ước, nỗi thương nhớ người yêu đang ngóng trông, nỗi xót xa vì mặc cảm phụ bạc…Tất cả những điều đó là minh chứng cho tình yêu thủy chung của Kiều mà nhà thơ đã khẳng định, trân trọng, ngợi ca.

+ Trân trọng tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ: Nỗi xót thương, xót xa vì không trọn đạo làm con.

Dù sống trong cảnh ngộ đáng thương nhưng nàng luôn nghĩ về người khác.

Đó là phẩm chất vị tha của Kiều.

-Nguyễn Du đã nhập thân vào người trong cuộc để cảm thông, xót xa cho thân phận bất hạnh của người con gái bơ vơ nơi góc bể chân trời. Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động (tám câu thơ cuối).Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm họa như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

- Đoạn thơ có giá trị nhân đạo sâu sắc đồng thời thể hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du với nỗi đau khổ của Thúy Kiều, một thiếu nữ tài sắc ven toàn nhưng bất hạnh “ Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”. Đoạn trích còn là một trong những đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ bậc thầy.Ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp tu từ, dùng điển cố.Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích tiêu biểu cho tấm lòng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du

3. Đánh giá

- Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích tiêu biểu cho tấm lòng nhân đạo và tái năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm Truyện Kiều nói chung sẽ còn hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ. Nguyễn Du quả là con người hội tụ đầy đủ cả tâm và tài

- Lời nhận định có ý nghĩa sâu sắc , gợi nhiều bài học quý giá:

+ Về phía người sáng tạo: Văn học là nhân học. Một tác phẩm chỉ thực sự có chỗ đứng lâu bền trong trái tim bạn đọc khi nó là tiếng nói hiểu đời, hiểu con người. Việc thể hiện sâu sắc, tinh tế nội tâm nhân vật là một đòi hỏi có ý nghĩa quan trọng với nhà văn.

+ Về phía người tiếp nhận: Thông qua bức tranh tâm trạng trong tác phẩm ta không chỉ hiểu nhân vật mà còn hiểu được tấm lòng, sự đồng cảm sâu sắc với con người của nhà văn. Quá trình tiếp nhận là quá trình cảm hiểu thế giới nghệ thuật nhưng cũng đồng thời là quá trình người đọc tri âm với nhà văn.

III. Kết bài

-Khẳng định vấn đề : Tư tưởng nhân đạo thấm nhuần trong sáng tác của Nguyễn Du, trong Truyện Kiều nói chung và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nói riêng.

- Suy nghĩ của bản thân.

Bình luận (1)
Trần An Nhi
12 tháng 4 2020 lúc 16:36

bạn có thể cho mk cái mở bài ko

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần An Nhi
Xem chi tiết
Albert Einstein
Xem chi tiết
Thúy Hằng
Xem chi tiết
Trần Tiên
Xem chi tiết
Phương Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thanh Phương Trần
Xem chi tiết
Đỗ Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Như Quỳnh Trần
Xem chi tiết