Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tiểu Thư Ma Kết

kể câu chuyện cóc kiện trời

Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 11 2016 lúc 17:43

Cứ mỗi độ mùa mưa đến, chúng ta đều nghe thấy tiếp kêu “ộp…ộp…” của những con cóc dưới ruộng, hay ở góc tường, gốc cây không nhỉ?

 

Tại sao con cóc lại cứ kêu như vậy trước khi trời chuẩn bị đổ mưa? Chúng đang gọi ai hay đang ra hiệu đúng không nhỉ? Hiện tưởng này lạ quá phải không các bé! Vậy hôm nay Vườn cổ tích và các bé cùng nhau tìm hiểu và lý giải về nó qua câu chuyện Cóc kiện Trời nhé!

Vào một ngày rất lâu lâu rồi, năm nào cũng không rõ, năm ấy hạn hán nặng nề. Trên trời không đổ một giọt mưa, sông ngòi khô cạn kiệt, cây cối mùa màng vì không có nước tưới cũng vì thế mà khô cằn rồi chết khô. Không những vậy, các loài chim muông thú dữ cũng không có nước để uống, chũng đều nằm lè lưỡi, trực chờ cái chết tới. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài…

Dù chỉ có môt mình đi kiện ông trời những Cóc tía không hề nan lòng. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.

Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Vì thiếu nước, Gấu và Cọp đều di chuyển chậm chạp.Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:

– Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư?… Ta theo anh Cóc thôi. Anh Cua ngang như vậy mà vẫn còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo?

Gấu, Cọp cùng Cua và Cóc đều nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Thấy cả đoàn cùng nhau đi kiện trời thì cả hai con thấy vậy cũng xin nhập đoàn để theo cùng. Và đoàn loài vật ngày một đông thêm cùng nhau đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.

Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

– Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.

Đang nằm ngủ trưa thư giãn, Ngọc Hoàng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực bội lắm, liền sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn chạy vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.

Khi con Gà trời vừa hung hăng bay ra, thì Cóc liền ra ám hiệu cho Cáo từ phía bên trái, lập tức anh Cáo liền nhảy ra cắn cổ Gà và tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Từ phía bên trái, anh Gấu bất ngờ xuất hiện khiến Chó không kịp trở tay, nhận ngay một đòn đánh trời giáng từ Gấu. Chó ngã lăn ra đất, không động đậy.

Sau đó, Cóc kiên trì lại thúc trống lôi đình thêm lần nữa để đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội Gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại lười biếng co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.

FAIRY TAIL
24 tháng 11 2016 lúc 17:51

Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.

Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.

– Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và dể tự cứu mình.

Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.

Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Rièng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi… Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.

Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhập thượng lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.

– Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng nhủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.

Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rờ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược, cỏ cây hoa lá bừng sống dậy Cả muôn vật lần con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế

Cửu vĩ linh hồ Kurama
24 tháng 11 2016 lúc 17:07

Thủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.

Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.

Một hôm, các con vật họp bàn nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.

Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cửa có đặt cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.

Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược, nhìn xuôi mãi cũng không thấy ai, chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng để kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng.

- Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí khinh khủng, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên Ngọc Hoàng để kiện.

Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì lấy làm giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Nhưng bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xong ra vồ gà.

Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa “Gâu gâu gâu ” mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót một người nào.

Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận thành làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:

- “Cậu” lên đây có việc gì?

Cóc thưa:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?

Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra thần Mưa mải rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn:

- Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.

Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:

“Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”.

Hà Trang
24 tháng 11 2016 lúc 17:11

Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: - "Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!".

Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.

Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước.

Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:

- Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!

Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:

- Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!

Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:

- Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.

Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:

- Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?

Gióng trả lời rất chững chạc:

- Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!

Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng.

Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:

- Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?

Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:

- Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!

Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.

Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:

- Mẹ kiếm vải cho con mặc.

Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:

- Ta là tướng nhà Trời!

Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri.

Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc-sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.

Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim-anh, Đa-phúc cho đến Sóc-sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).

Lưu Hạ Vy
24 tháng 11 2016 lúc 17:26

Thủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.

Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.

Một hôm, các con vật họp bàn nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.

Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cửa có đặt cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.

Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược, nhìn xuôi mãi cũng không thấy ai, chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng để kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng.

- Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí khinh khủng, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên Ngọc Hoàng để kiện.

Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì lấy làm giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Nhưng bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xong ra vồ gà.

Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa “Gâu gâu gâu ” mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót một người nào.

Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận thành làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:

- “Cậu” lên đây có việc gì?

Cóc thưa:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?

Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra thần Mưa mải rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn:

- Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.

Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:

“Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”.

Chú bn hok tốt !

Hà Trang
25 tháng 11 2016 lúc 19:51

Thủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.

Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.

Một hôm, các con vật họp bàn nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.

Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cửa có đặt cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.

Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược, nhìn xuôi mãi cũng không thấy ai, chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng để kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng.

- Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí khinh khủng, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên Ngọc Hoàng để kiện.

Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì lấy làm giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Nhưng bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xong ra vồ gà.

Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa “Gâu gâu gâu ” mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót một người nào.

Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận thành làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:

- “Cậu” lên đây có việc gì?

Cóc thưa:

- Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?

Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra thần Mưa mải rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn:

- Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.

Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:

“Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”.


Các câu hỏi tương tự
le xuan duy
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Uyên
Xem chi tiết
therese hương
Xem chi tiết
Thế Trịnh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lê Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lê Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lê Uyên
Xem chi tiết