I. Phần Lý thuyết :
Bài 1 : Đổi các đơn vị sau đây :
a. 100mm = .............................................. Hm
b. 30m3 = .................................................. lít = ............................................................. ml
c. 2,5 lít = ................................................. cm3 =............................................................ ml = ..................................................cc
d. 35 tạ =....................................................yến = ............................................................. lạng = .............................................. g
II. Phần bài tập
Bài 2 : Một vật có khối lượng 243000g và có thể tích là 90dm3. Hãy tính :
a. Trọng lượng của vật b. Khối lượng riêng của vật ? Vật đó làm bằng chất gì ?
c. Trọng lượng riêng của chất tạo nên vật đó.
Bài 3 : Tính khối lượng và trọng lượng của một hòn đá có thể tích 50dm3. Biết khối lượng riêng của hòn đá là 2600 Kg/m3
Bài 4 : Tại sao người thợ xây phải dùng dây dọi khi xây tường ?
Bài 5 : Một vật có trọng lượng 1,5N thì vật đó có khối lượng là bao nhiêu kg ?
Bài 6 : Một lượng dầu hỏa có thể tích 0,5m3. Cho biết 1 lít dầu hỏa có khối lượng 800g.
a. Tính khối lượng của dầu hỏa đó ? b. Tính trọng lượng của lượng dầu hỏa đó ?
Bài 7 : Một vật có khối lượng 2 tạ .Người ta dùng 4 người kéo vật đó lên cao theo phương thẳng đứng. Biết lực kéo của mỗi người là 400N. Hỏi những người này có thể kéo vật đó lên được hay không ? Vì sao ?
Bài 8 : Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên đó có ghi 5T. Số 5T này có ý nghĩa gì ?
Bài 9 : Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi có 500g. Số đó có ý nghĩa gì ?
Bài 10 : Người ta dùng một bình chia độ có giới hạn đo 500ml. Người ta đổ vào bình một lượng nước tới vạch 200ml sau đó thả vào bình 10 viên bi giống nhau thì mực nước trong bình dâng lên tới vạch 350ml. Hãy tính thể tích của một viên bi ?
Bài 11 : Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a. Tính thể tích của 1 tấn cát.
b. Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Bài 12 : Mỗi hòn gạch có hai lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lương riêng của gạch.
------------------------------
- Bài hơi nhìu nhưng các bạn cố gắng làm giúp mình nha Mình cảm ơn nhìu lắm
Bài 5: Tóm tắt:
P= 1,5 N
----------------------
m=?
_____________________________________________
Gỉai:
Khối lượng của vật đó, áp dụng công thức:
\(P=10.m\\ =>m=\frac{P}{10}=\frac{1,5}{10}=0,15\left(kg\right)\)
Đáp số: 0,15 kg.
2) 243000g=243kg=2430N
90dm3=0,09m3
D=m/V=243/0,09=2700kg/m3
=> Vật đó làm bằng nhôm
d=10D=10.2700=27000N/m3
a. 100mm = ............0,001.................................. Hm
b. 30m3 = ...............30000................................... lít = ......................30000000....................................... ml
c. 2,5 lít = ............2500..................................... cm3=..................2500.......................................... ml = ...............................2500...................cc
d. 35 tạ =..............................350......................yến = .................................35000............................ lạng = ........................3500000...................... g
Bài 9:
Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500 g. Số đó chỉ cân nặng của khối lượng bột giặc bên trong túi là 500 g (khối lượng tịnh: 500g)
12) Thể tích 2 lỗ: 192.2=384cm3
-Thể tích thật là: 1200-384=816cm3=51/62500m3
-D=m/V=1,6/(51/62500)=1960,78kg/m3
-d=10D=10.1960,78=19607,8N/m3
@phynit đúng 0 ạ, em ko chắc
10l=0,01m3
Dcát=m/V=15/0,01=1500kg/m3
1 tấn=1000kg
V=m/D=1000/1500=\(\frac{2}{3}m^{3^{ }}\)
d=10D=10.1500=15000N/m3
P=d.V=15000.3=45000N
-Thể tích 10 viên bi là: 350-200=150cm3
-10 viên bi giống nhau nên V bằng nhau =>Thể tích 1 viên bi là: 150/10=15cm3
9) Có nghĩa là khối lượng bột giặt trong đó là 500g
8) Số 5T ( 5 tấn )có nghĩa là trọng tải lớn nhất mà cây cầu có thể chịu được
7) 2 tạ = 200kg=2000N
Lực kéo của 4 người là; 400.4=1600N
Vì Fkéo<P=> Không thể kéo vật lên được
1l=0,001m3
800g=0,8kg
D dầu hỏa bằng: D=m/V=0,8/0,001=800kg/m3
m=D.V=800.0,5=400kg
P=10m=10.400=4000N
50dm3=0,05m3
m=D.V=2600.0,05=130kg
P=10m=10.130=1300N
Câu 3: 50dm3 = 0.5m3
D=m/V => m= D x V = 2600 x 0.5 = 1300kg.
P=10m=10 x 1300 = 13000N
Bài 5: P=10m => m=P/10 = 1.5/10 = 0.15kg