Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Huyền

I - Phần đọc - hiểu

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau :

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu :

- U nó không được làm như thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận :

- Thà ngồi từ. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...

( Trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, tập I )

Câu 1: Đoạn trích trên có mấy lượt lời ?

Câu 2: Câu U nó không được thế ! thuộc kiểu câu gì ?

Câu 3: Câu nói của chị Dậu : Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... thuộc hành động nói nào ?

Câu 4: Nêu khái quát nội dung đoạn trích trên?

II - Tự luận

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh ( phần dịch thơ ), nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Câu 2: Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là "Học đi đôi với hành" và vì sao ta rất cần phải "Theo điều học mà làm" như lời La Sơn Phu Tử trong bài " Bàn luận về phép học". Em hãy viết một bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc trên.

Mỡ
9 tháng 5 2019 lúc 18:59

I - Phần đọc - hiểu

Câu 1: Đoạn trích trên có hai lượt lời

Câu 2: Câu U nó không được thế ! thuộc kiểu câu cầu khiến

Câu 3: Câu nói của chị Dậu thuộc hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

Câu 4 : Nội dung đoạn trích trên :

Niềm uất hận của chị Dậu đã lên tới đỉnh điểm. Mặc cho chồng can ngăn, chị vẫn không thể để bọn quan làm tình làm tội mãi được. Qua đây thấy được số phận thảm thương của người nông dân trong thời phong kiến và cảm thấy tiếc thương cho số phận của họ.

II - Tự luận

Câu 1:

Chép thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng :

" Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Nội dung : Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ và tối tăm

Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; nhân hóa; từ ngữ gợi hình

Mỡ
9 tháng 5 2019 lúc 19:15

Dàn bài bài văn :

MB: - " Học phải đi đôi với hành "

- Khái quát lại quan niệm về học và hành của Nguyễn Thiếp

TB:

* Khái niệm về học và hành:

- Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ sách vở, nhà trường...

+ Học là cả một quá trình lâu dài nên phải có phương pháp học đúng : Học cho rộng nhưng phải biết tóm cho gọn; học những điều tốt, theo lẽ phải

- Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày:

VD: + Học Công Nghệ ta sẽ biết trồng cây, sửa điện; Học Tiếng Anh ta sẽ biết trò chuyện với người nước ngoài...

+ Bác nông dân ngoài ruộng học để biết áp dụng công nghệ hiện đại vào chuyên môn của mình; anh công nhân trong nhà máy vận dụng kiến thức để cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm...

*Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như thế nào ?

-Học và hành bổ sung cho nhau:

+ Nếu chỉ học mà không đem vào vận dụng thì chỉ là lý thuyết suông

+ Nếu chỉ hành mà không học thì hành không trôi chảy, không có lý thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và không trôi chảy

*Quan niệm về học và hành của Nguyễn Thiếp

- Quan niệm này cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và thực tiễn của nó

- Lý thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành

- Lý thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất, phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn

- Phải nhìn nhận đúng mối quan hệ giữa học và hành :

+ Học với hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau

+ Học hướng dẫn hành, hành bổ sung nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện

+ Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể coi trọng mặt này hay mặt kia

KB: Bằng lập luật chặt chẽ, Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp đã giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học

Muốn học tốt phải có phương pháp học : học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm, đặc biệt học phải đi đôi với hành


Các câu hỏi tương tự
phạm hương trà
Xem chi tiết
WJBU Whisper
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Thủy Ngô
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Bé Linh
Xem chi tiết
tút tút
Xem chi tiết