Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Haibara Ai

Hưng Đạo Vương có phải là vua không? Vì sao

lê huân
15 tháng 11 2018 lúc 21:47

Không phải như vậy. Vì ông là một người tướng tài của đất nước và được người đương thời gọi như vậy. Ngoài ra ông cò được phong chức Quốc công tiết chế trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 2 và 3 - chỉ huy cuộc kháng chiến.

Nếu có j sai thì chỉ giúp mình nhé!banhqua

Nguyễn Xuân Hậu
20 tháng 11 2018 lúc 20:11

Không-vì ông vừa là quí tộc nhà Trần lại có nhiều công lao trong chiến thắng quân Nguyên-Mông lại là Quốc công tiết chế-chỉ huy cuộc kháng chiến cùng sức mạnh và tài năng bố trí binh lực cùng lòng tin về nhân dân nhà Trần

việt anh 123
26 tháng 11 2018 lúc 20:44

Trần Hưng Đạo
陳興道Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quânThông tin chungVợHậu duệTên thậtTước hiệuThụy hiệuThân phụThân mẫuSinhMấtAn táng

Tôn thất hoàng gia Đại Việt
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên Từ quốc mẫu
[hiện]Hậu duệ
Trần Quốc Tuấn (陳國峻)
Hưng Đạo đại vương
(興道大王)
Nhân Vũ
(仁武)
Trần Liễu
Thiện Đạo quốc mẫu (?)
?
huyện Tức Mặc, Nam Định
20 tháng 8, 1300
Vạn Kiếp, Đại Việt (Chí Linh, Việt Nam)
Vườn An Lạc

Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; ? - 20 tháng 8,năm 1300), còn được gọi là Hưng Đạo đại vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285 và năm 1288.

Một người cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Thánh Tông gọi ông bằng chú. Năm 1257, ông được Trần Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, Hoàng đế Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm Đại vương. Nhưng chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.

Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước khi mất, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.


Các câu hỏi tương tự
Võ Nguyễn Mai Hương
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Bảo Trân
Xem chi tiết
Minh Châu Nguyễn Lê
Xem chi tiết
Đan Nguyễnn
Xem chi tiết
Linh Trịnh
Xem chi tiết
Sở Huỳnh
Xem chi tiết
Khang Huỳnh
Xem chi tiết
Trúc Nhữ
Xem chi tiết