Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lưu ly

Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau:

- Phần 1: cho tác dụng với nước dư thu được 0,896 lít H2 (đktc).

- Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,568 lít H2 (đktc).

- Phần 3: cho tác dụng với dd HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).

Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.  

๖ۣۜDũ๖ۣۜN๖ۣۜG
12 tháng 6 2022 lúc 13:08

Gọi số mol Al, Fe, Ba trong mỗi phần là a, b, c (mol)

- Xét phần 2:

\(n_{H_2}=\dfrac{1,568}{22,4}=0,07\left(mol\right)\)

PTHH: Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2

             c-------------------------->c

             2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2

              a-------------------------------------->1,5a

=> 1,5a + c = 0,07 (1)

- Xét phần 3:

\(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2

             a---------------------->1,5a

            Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

              b--------------------->b

            Ba + 2HCl --> BaCl2 + H2

              c---------------------->c

=> 1,5a + b + c = 0,1 (2)

- Xét phần 1:

Ở phần 2, khi hòa tan hỗn hợp vào NaOH dư thu được lượng khí nhiều hơn lượng khí khi hòa tan hh ở phần 1 vào nước dư

=> Al chỉ tan một phần

\(n_{H_2}=\dfrac{0,896}{22,4}=0,04\left(mol\right)\)

PTHH: Ba + 2H2O --> Ba(OH)2 + H2

             c------------------>c------>c

             2Al + Ba(OH)2 + 2H2O --> Ba(AlO2)2 + 3H2

                            c------------------------------->3c

=> c + 3c = 0,04

=> c = 0,01 (mol) (3)

(1)(2)(3) => a = 0,04 (mol); b = 0,03 (mol); c = 0,01 (mol)

\(\left\{{}\begin{matrix}m_{Al\left(X\right)}=3.0,04.27=3,24\left(g\right)\\m_{Fe\left(X\right)}=3.0,03.56=5,04\left(g\right)\\m_{Ba\left(X\right)}=3.0,01.137=4,11\left(g\right)\end{matrix}\right.\)