Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Bài 1 (SGK trang 25)

Hướng dẫn giải

a) Vì kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là baz ơ.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

b) Vì không phảo mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm.

Thí dụ: Các bazơ Cu(OH)2,Mg(OH)2, Fe(OH)3 ..không phải là chất kiềm.

(Trả lời bởi Lưu Thị Thảo Ly )
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK trang 25)

Hướng dẫn giải

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Cu(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Cu(OH)2 \(\underrightarrow{t^o}\) CuO + H2O

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba(OH)2.

NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba(OH)2.

(Trả lời bởi Lưu Thị Thảo Ly )
Thảo luận (3)

Bài 3 (SGK trang 25)

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

(Trả lời bởi Lưu Thị Thảo Ly )
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 25)

Hướng dẫn giải

---Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O------>bazơ

1:Na2O + H2O-------->2NaOH

2:CaO + H2O ------> Ca(OH)2

(Trả lời bởi Nguyễn Thị Nguyệt)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK trang 25)

Bài 5 (SGK trang 25)