Hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và Fe. Trộn đều hỗn hợp A rồi chia làm 2 phần bằng nhau:
Cho phần (1) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,784 lít khí H2
Cho phần (2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,336 lít khí H2.
(Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí được đo ở đktc).
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A nói trên.
Phương trình:
- Phần 1:
2Al + 3H2SO4 -----------> Al2(SO4)3 + 3H2\(\uparrow\) (1)
x \(1,5x\) 0,5x 1,5x (mol)
Fe + H2SO4 -----------> FeSO4 + H2\(\uparrow\) (2)
y y y y (mol)
- Phần 2:
2Al + 2NaOH + 2H2O -----------> 2NaAlO2 + 3H2\(\uparrow\)
x x x x 1,5x (mol)
\(n_{H_2}\)hỗn hợp phần 1\(=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{0,784}{22,4}=0,035\left(mol\right)\)
Vì hỗn hợp được chia thành hai phần bằng nhau nên ta gọi x,y lần lượt là số mol của Al và Fe ở mỗi phần
\(n_{H_2}\)phần 2 =\(\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{0,336}{22,4}=0,015\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow1,5x=0,015\)
\(\Leftrightarrow x=0,01\left(mol\right)\)
Mà \(n_{H_2}\)hỗn hợp phần 1 là:
1,5x + y = 0,035
\(\Leftrightarrow1,5.0,01+y=0,035\)
\(\Rightarrow y=0,02\left(mol\right)\)
Thay x và y vào phương trình (1) và (2) của phần (1) ta có:
mAl = n . M = 0,01 . 27 = 0,27 (g)
mFe = n.M = 0,02. 56 = 1,12 (g)
m hh A = 2.(0,27 + 1,12) = 2,78 (g)
mAl cả hai phần = 2. 0,27 = 0,54 (g)
mFe cả hai phần = 2. 1,12 = 2,24 (g)
% m Al = \(\dfrac{m_{Al}}{m_{hhA}}.100\%=\dfrac{0,54}{2,78}.100\%\approx19,42\%\)
% m Fe \(\approx\) \(100\%-19,42\%\approx80,58\%\)