Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Anh

Hỗn hợp 18,2 gam gồm AO và B2O3 (tỷ lệ mol tương ứng là 2:1), tác dụng vừa đủ với 1 lít dd H2SO4 9,8% vào dd HCl 1M thu được dd X. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dd NaOH đặc dư thấy có 8 gam chất rắn không tan. Tìm công thức oxit?

Nguyễn Hà Phương
25 tháng 11 2018 lúc 20:16

ĐỀ BÀI ĐÚNG : Hỗn hợp 18,2 gam gồm AO và B2O3 (tỷ lệ mol tương ứng là 2:1), tác dụng vừa đủ với 1 lít dd HCl 1M thu được dd X. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dd NaOH đặc dư thấy có 8 gam chất rắn không tan. Tìm công thức oxit?

BÀI LÀM :

Gọi nB2O3 = x \(\Rightarrow\) nAO = 2x

AO + 2HCl \(\rightarrow\) ACL2 + H2O

2x : 4x : 2x : 2x

B2O3 + 6HCl \(\rightarrow\) 2BCl3 + 3H2O

x : 6x : 2x : 3x

\(\Rightarrow\) nHCl = 4x + 6x = 1.1 = 1 (mol)

\(\Rightarrow\) 10x = 1 \(\Rightarrow\) x = 0,1

\(\Rightarrow\) nAO = 2.0,1 = 0,2 (mol) ; nB2O3 = 0,1 (mol)

Vì khi hỗn hợp tác dụng với NaOH thì thấy có 8 gam chất rắn không tan nên trong 2 oxit sẽ có một oxit phản ứng với NaOH

- TH1: AO phản ứng với NaOH

\(\Rightarrow\) chất rắn không tan chính là B2O3

MB2O3 = 8/0,1 = 80 (g/mol)

MB = (80 - 3.16)/2 = 16 (g/mol) (LOẠI)

- TH2: B2O3 phản ứng với NaOH

\(\Rightarrow\) chất rắn không tan chính là AO

MAO = 8/0,2 = 40 (g/mol)

MA = 40 - 16 = 24 (g/mol) \(\Rightarrow\) A là Mg, AO là MgO

mB2O3 = 18,2 - 8 = 10,2 (g/mol)

MB2O3 = 10,2/0,1 = 102 ( g/mol)

MB = ( 102 - 3.16 )/2 = 27 (g/mol) \(\Rightarrow\) B là Al, B2O3 là Al2O3

Vậy hai oxit là MgO và Al2O3



Các câu hỏi tương tự
Alpha Phương Hoa
Xem chi tiết
Nhi Vũ
Xem chi tiết
Tuong Nguyen Chi Tuong
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm
Xem chi tiết
Phạm Phú
Xem chi tiết
Dương Thành
Xem chi tiết
Phan Trần Phương Khanh
Xem chi tiết
tranxuanrin
Xem chi tiết
tranxuanrin
Xem chi tiết