Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Nguyên Đại Thắng

Hoà tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác, khi cho khí CO (dư) đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua 500ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ có một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối. Xác định kim loại M và tính m?

HUYNH NHAT TUONG VY
7 tháng 7 2019 lúc 8:38

1) nH2SO4 = 0,05 mol; gọi nMO = a mol

- Hòa tan MO vào dd H2SO4 loãng: MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

⇒ nH2SO4(dư) = (0,05 - a) mol

mdd sau phản ứng = (M + 16)a + 78,4 (gam)

mMO = (M + 16)a = m (gam)

Ta có C% = 2,433% (I)

- Khử MO bằng CO dư

MO + CO → M + CO2

Vậy hỗn hợp Y gồm CO2 và CO dư

- Cho Y qua dd NaOH có nNaOH = 0,5.0,1= 0,05 (mol) mà chỉ còn một khí thoát ra thì đó là CO, vậy CO2 đã phản ứng hết. Gọi k là số mol Na2CO3, t là số mol NaHCO3 (t,k>= 0).

- Phản ứng có thể xảy ra:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Ta có 106k + 84t = 2,96 (II) và 2k + t = 0,05 (III)

Từ (II) và (III) → k = 0,02 và t = 0,01 → nCO2 = 0,03 (mol)

Thay vào (I) được M = 56 → đó là Fe và m = (56 + 16).0,03 = 2,16 (g)

Trần Lê Nguyên
17 tháng 9 2020 lúc 21:26

a/ Xác định kim loại M

nH2SO4 ban đầu = 78,4.6,25:100=0.05 mol

Goi số mol MO là a mol, mMO = (M+16).a

MO+H2SO4---MSO4+H2O(1)

a mol amol amol

Số mol axit dư sau phản ứng (1): 0,05-a mol

mdd sau phản ứng: (m+16)a+78,4

Theo bài ra ta có: 2,433=100.(0,05-a).98/[(m+16)a+78,4] (I)

Mặt khác: MO+CO---M+CO2 (2)

a mol a mol a mol amol

Theo bài ra CO2 tham gia phản ứng hết, các phản ứng có thể xảy ra:

CO2+2NaOH--->Na2CO3+H2O

b 2b b b

CO2+NaOH--->NaHCO3

c c c

Khối lượng muối tạo thành: 100b+84c=2,96

- Nếu NaOH dư không xảy ra phản ứng (3). Tức là c = 0 mol,

b = a = 2,96 : 106 = 0,028 mol. Thay a = 0,028 vào (I) ta tìm được M = 348,8 (loại).

- Nếu NaOH phản ứng hết: 2b + c = 0,5 . 0,1 = 0,05 (III)

Từ (II) và (III) ta có : 106 b + 84(0,05 – 2b) = 2,96

62b = 1,24 suy ra: b= 0,02 và c = 0,01

Theo 2, 3 và 4, n co2 = 0,03= n MO = a = 0,03.

Thay giá trị a = 0,03 và (I) ta có: 0,07299M = 4,085

M = 56 vậy kim loại M là Fe, mMO=(56+16).0,03= 2,16 g

b/ Dung dịch E gồm FeSO4 0,03 mol và H2SO4 dư 0,02 mol. Khi cho Al phản ứng hoàn toàn tạo 1,12 gam chất rắn, H2SO4 phản ứng hết.

2Al+3H2SO4---->Al2(SO4)3+3H2

2Al+3FeSO4----->Al2(SO4)3+3Fe

Khối lượng Fe trong dung dịch E : 56 . 0,03 = 1,68 gam > 1,12 gam

Như vậy FeSO4 còn dư thì Al tan hết. Vây t = 1,12: 56 =0,02 mol

Vây n Al = 0,04 : 3 + 0,04:3 = (0,08 : 3) mol

Vây khối lượng x = 0,08: 3 . 27 = 0,72 gam


Các câu hỏi tương tự
santa
Xem chi tiết
Lưu Nguyệt Thanh
Xem chi tiết
Lưu Nguyệt Thanh
Xem chi tiết
Neo Pentan
Xem chi tiết
Lưu Nguyệt Thanh
Xem chi tiết
Lưu Nguyệt Thanh
Xem chi tiết
Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hạ Anh
Xem chi tiết
Bảo Trân
Xem chi tiết