a) \(n_{Na}=\dfrac{4,6}{23}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: 2Na + 2H2O ---> 2NaOH + H2 => ddA là NaOH
0,2----------------->0,2------>0,1
b) \(V_{H_2}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
c) \(C_{M\left(NaOH\right)}=\dfrac{0,2}{0,4}=0,5M\)
a) \(n_{Na}=\dfrac{4,6}{23}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: 2Na + 2H2O ---> 2NaOH + H2 => ddA là NaOH
0,2----------------->0,2------>0,1
b) \(V_{H_2}=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
c) \(C_{M\left(NaOH\right)}=\dfrac{0,2}{0,4}=0,5M\)
Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam kim loại kali vào nước thu được dung dịch kalihidroxit và khí hidro a. Tính thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc). b. Tính khối lượng của dung dịch thu được. c. Nêu và giải thích hiện tượng khi nhúng quì tím vào dung dịch thu được ở trên. (Biết K=39, H=1, O=16, Na = 23, Cl = 35,5)
Bài 11. Cho 0,92 gam Na vào 400 gam dung dịch CuSO, 3.2%, thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (ở đktc) và khối lượng kết tủa B.
b) Tính nồng độ % chất tan trong dung dịch C.
Cho 69,6 (g) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư) thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500 (ml) dung dịch NaOH 4M, biết D=1,25 (g/ml) thu được dung dịch A
a) Tính thể tích khí X (đktc)
b) Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch A
Hoà tan m1 g Na vào m2g H2O thu được dung dịch B có tỉ khối d. Khi đó có phản ứng: 2Na+ 2H2O -> 2NaOH + H2
a/ Tính nồng độ % của dung dịch B theo m.
b/ Tính nồng độ mol của dung dịch B theo m và d.
c/ Cho C% = 16% . Hãy tính tỉ số m1/m2.. Cho CM = 3,5 M. Hãy tính d.
. khi hòa tan 64 gam NaOH vào 1 dung dịch 0,4 mol NaOH thì thu được 1 dung dịch nước có nồng độ mol cao hơn nồng độ dung dịch ban đầu là 2M. Tính nồng đọ mo; của dung dịch NaOH trước và sau phản ứng
2 .Trộn 1 phần V dd A với 2 phần V dd B chứa cùng 1 loại chất tan , người ta thu được dung dịch mới có nồng độ 2M. Tính Cm của dd A và dd B . Biết CmA+CmB=4,5M
Câu 1 : Nêu cách pha chế. 50 gam dung dịch H2SO4 có nồng độ 2M
Câu 2: Trộn 1 lít dung dịch NaOH với 1 lít dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch mới có nồng độ bao nhiêu?
Câu 3 : Trộn 1,5 lít dung dịch HCl 2M với a lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch có nồng độ 1,5M . Tìm a ?
Câu 4 : Trộn 100gam dung dịch NaOH 10% với 200gam dung dịch NaOH 5% thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
Câu 5 :
a, Cho 5gam NaOH rắn vào 20 gam dung dịch NaOH 5% thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
b, Cho 100 gam H2O vào 50 gam dung dịch HCl có nồng độ 20% thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
c, Cho 100gam H2O vào 200ml NaCl có nồng độ 1 M thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu?
Câu 6 : Có 150 gam dung dịch KOH 5% ( gọi dung dịch là A)
a, Cần trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch KOH 12% để được dung dịch KOH 10% .
b, Cần hoà tan bao nhiêu gam KOH vào dung dịch A để thu được dung dịch KOH 10%.
c, Làm bay hơi dung dịch A cũng thu được dung dịch KOH 10% . Tính khối lượng dung dịch KOH 10% .
Câu 7 : Xác định nồng độ phần trăm của các dung dịch trong các trường hợp sau:
a, Pha thêm 20gam nước vào 80 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 15 % .
b, Trộn 200 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20 % với 300 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 5%
c, Trộn 100 gam dung dịch NaOH a% với 50 gam dung dịch NaOH 10 % được dung dịch NaOH 7,5% .
Câu 8 : Trộn bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 10 % với 150 gam dung dịch H2SO4 25 % để thu được dung dịch H2SO4 15 % .
Câu 9 : A là dung dịch H2SO4 0,2 M ,B là dung dịch H2SO4 0,5 M
a, Trộn A với B theo tỉ lệ VA : VB = 2:3 được dung dịch C . Tính nồng độ mol của C?
b, Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích nào để thu được dung dịch H2SO4 0 ,3 M ?
Câu 10 : Để pha chế 300 ml dung dịch HCl 0 ,5 M người ta trộn dung dịch HCl 1,5 M với dung dịch HCl 0 ,3 M . Tính thể tích mỗi dung dịch cần dùng?
Câu 1: Cho 8,3 gam Al và Fe (tỉ lệ 1÷1) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl nồng độ 21,9% .
a, Tính thể tích khí sinh ra (đktc)
b, tính nồng độ % các muối trong dung dịch
Câu 2: Cho 11gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 2M vừa đủ
a, Tính thành phần% theo khối lượng mỗi kim loại
b, tính nồng độ các muối thu được.
Câu 3 : Cho 10,8 gam FeO tác dụng với 100 gam dung dịch HCl.
a, Tính khối lượng axit đã dùng, từ đó suy ra nồng độ% của dung dịch axit?
b, Tính nồng độ% của dung dịch axit HCl đã dùng?
Có V1 lít dung dịch HCl chứa 9,125g chất tan (dung dịch A). Có V2 lít dung dịch HCl chứa 5,475g chất tan (dung dịch B). Trộn V1 lít dung dịch A với V2 lít dung dịch B thu được dung dịch C có V = 2 lít .
a. Tính CM của dung dịch C.
b. Tính CM của dung dịch A và dung dịch B biết CM(A) - CM(B) = 0,4.
Câu 1: Cho 200 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,2M .
a, Tính thể tích dung dịch axit cần dùng?
b, Biết khối lượng của dung dịch axit trên là 510 gam . Tính nồng độ% của chất có trong dung dịch sau phản ứng?
Câu 2: Cho 11,2 gam Fe vào 200ml dung dịch H2SO4 nồng độ 3M . Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng ( coi thể tích dung dịch không đổi) ?
Câu 3: Hòa tan 1,6 gam CuO trong 100gam dung dịch HCl 3,65% . Tính nồng độ% của các chất trong dung dịch thu được?