Hòa tan 28,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối câcbont của kim loại hóa trị 2 bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít ở đktc và một dd A
a.Tổng số gam của 2 muối clorua có trong dung dịch A
b.Xác định tên hai kim loại 2 kim loại đó thuộc hai chu kì liên tiếp của phân nhóm 2
c.Tính phần trăm của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
d.Nếu dẫn toàn bộ khí CO2 cho hấp thụ hoàn toàn vào 1,25 lít dung dịch Ba(OH)2 để thu được 39,4g kết tủa thì nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là bao nhiêu?
a) Gọi MCO3 là công thức chung của 2 muối cacbonat.
nCO2 = 0,3 mol
MCO3 + 2HCl ------> MCl2 + CO2 + H2O
Ta thấy khối lượng muối sau phản ứng thay đổi chính là do gốc CO3 đã được thay thế bằng góc Cl
=> mMCl2 = 28,4 + 0,3(71 - 60) = 31,7 gam
b) nMCO3 = 0,3 mol
=> M (MCO3) = 28,4/0,3 = 94,67 gam
=> M = 34,67 gam
=> 2 KL cần tìm là: Mg và Ca
c) Gọi a, b lần lượt là số mol cảu MgCO3 và CaCO3 trong 28,4 gam hỗn hợp ban đầu, ta có:
a + b = 0,3 mol
(24a + 40b)/(a + b) = 34,67 gam
=> a = 0,1 mol; b = 0,2 mol
=> mMgCO3 = 8,4 gam => %MgCO3 = 29,58%
mCaCO3 = 20 gam => %CaCO3 = 61,42%
d) nBaCO3 = 0,2 mol
Gọi x là số mol Ba(OH)2 có trong 1,25 lít dung dịch Ba(OH)2 đã cho.
Ta thấy: nCO2 > nBaCO3
=> Sau PỨ tạo muối trung hòa CO2 còn dư.
CO2 + Ba(OH)2 -----> BaCO3 + H2O (1)
x -------> x ----------------> x
BaCO3 + CO2 + H2O -----> Ba(HCO3)2 (2)
(0,3 - x) <-- (0,3-x)
=> Ta có PT:
x - (0,3 - x) = 0,2 => x = 0,25 mol
=> Cm = 0,2M