Hòa tan một hỗn hợp 6,4g CuO và 16g Fe2O3 bằng 0,32mol oxit axit HCL để pư xảy ra hoàn toàn thu được m(g) chất rắn
hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Cu nặng 10 g. Nếu hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bằng axit HCl dư thì thu được 3,36 dm3 khí (đktc); dd B và chất răn A. Đem nung nóng A trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D cân nặng 2,75g. tính % klg mỗi chất trong hh
giải giúp mik với
Cho 11,2 g sắt tác dụng với 9,6g lưu huỳnh. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A. Hòa tan hỗn hợp A bằng m gam dd H2SO4 đặc, nóng thì thu được V lít khí B và dung dịch C.
1. Tính m và V
2. Cho dung dịch C tác dụng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 . Lọc kết tủa, nung khối lượng đến không đổi được chất rắn D. Tính khối lượng D?
Cho 2,4g hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200ml dd AgNO3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd B và 7,88g chất rắn C . Cho B tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,8 g chất rắn a) Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A b) Tính CM của dd AgNO3
Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp MgCO3 và RCO3 (tỉ lệ mol 1:1) bằng dd HCl dư. Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn bằng 200ml dd NaOH 2,5M thu được dung dịch A. Thêm BaCl2 dư vào dd A thu đc 39,4g kết tủa. Tìm R và tính thành phần % theo khối lượng của MgCO3 và RCO3 trong hỗn hợp
Hòa tan hoàn toàn 16,2 g ZnO cần vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4
a, Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng
c, Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan . Tính m
1) Khử 39,2 gam một hỗn hợp A gồm \(Fe_2O_3\) và FeO bằng khí CO thu được một hỗn hợp B gồm FeO và Fe. Hỗn hợp B tan vừa đủ trong 2,5 lít \(H_2SO_4\) 0,2M thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng \(Fe_2O_3\) và FeO trong hỗn hợp lần lượt là bao nhiêu?
2) Thực hiện phản ứng tách m gam pentan \(\left(C_5H_{12}\right)\) thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: H2, C5H10 , CH4 , C4H8 , C2H6, C3H6, C3H8, C2H4. Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp sản phẩm trên thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Tính m
3) Nung nóng 16,8g hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn thì thu được 23,2g chất rắn X. Tính thể tích của dd H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng với lượng chất rắn X nói trên.
4) Hỗn hợp X gồm MgCO3 và MCO3 ( M là kim loại chưa biết) không tan trong nước. Cho 120,8 gam X vào 400ml dd H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B và 2,24 lít (đktc) khí Y. Cô cạn dung dịch A thu được 6,0g muối khan. Đem nung chất rắn B đến khối lượng không đổi chỉ thu được 17,92 lít (đktc) khí CO2 và chất rắn D.
a. Tính nồng độ mol CM của dd H2SO4 loãng đã dùng, khối lượng chất rắn B và khối lượng chất rắn D.
b. Xác định kim loại M. Biết trong hỗn hợp đầu, số mol MgCO3 gấp 1,25 lần số mol MCO3
Để hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp FeO và CuO cần vừa đủ 250ml dung dịch H2SO4 1M (loãng)
a,Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b,Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
c,Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng
Cho một luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp A gồm CuO, Fe3O4 nung nóng, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí D. Cho hỗn hợp D qua dung dịch nước vôi trong thấy xuất hiện p gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc cho tác dụng với dung dịch NaOH dư lại thấy xuất hiện thêm p gam kết tủa nữa. Gỉa thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Viết các ptpư và xác định các chất có trong B và D.
b) Tính khối lượng chất rắn B theo m, p
c) Cho chất rắn B vào dd AgNO3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn E gồm 2 kim loại và dd Z. Xác định các chất có trong E và Z, viết các ptpư xảy ra.