Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa thật đẹp: "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm." ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Ngữ văn 9, tập hai) 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Vì sao nhà thơ lại viết hoa hai chữ “ Hoàng Cầm ”? Hình ảnh “ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời ” giúp em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn? 3. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết vì sao ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe mà mở đầu và kết thúc bài thơ tác giả lại nói đến “ những chiếc xe không kính ”? 4. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ với tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội. Trong đoạn có sử dụng phép thế và câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ). 5. Trong một bài thơ khác ở chương trình Ngữ văn THCS cũng xuất hiện từ “chông chênh”. Hãy ghi lại chính xác câu thơ có từ đó và cho biết tên bài thơ.