Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hiền

Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao ? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào vẻ đẹp phẩm chất Thân Phận

Dung Hoàng Dung
24 tháng 9 2017 lúc 10:07

Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả : Trắng, tròn

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

Nguyển Thị Hồng Anh
28 tháng 9 2017 lúc 22:38

Chào bạn !

* Tầng nghĩa đen

Tả chiếc bánh trôi

màu : trắng

hình : tròn

rắn nát : người nặn

nhân bánh : màu đỏ son ( mật )

\(\Rightarrow\) tác giả tả chính xác , tài tình

* Tầng nghĩa bóng

- Câu 1: Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của con ngời phụ nữ về : Thân thể ; tâm hồn

- Câu 2, 3 : Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Tác giả cũng nói về thân phận người phụ nữ : vừa chìm nỗi lênh đênh ; phụ thuộc vào đàn ông

- Câu 4 : Mà em vẩn giữ tấm lòng son

Tác giả cũng đã đề cao vẻ đẹp tấm lòng thủy chung , son sắt của người phụ nữ

Chúc bạn học tốt !

chau diem hanh
11 tháng 10 2017 lúc 17:01

Chiec banh tri dc mieu ta theo 2 nghia:

+ nghia1: mieu ta hinh anh, dang ve chiec banh troi

+ nghia 2: ngoi ca pham chat tot dep cua nguoi phu nu trong trang, chung thuy, dep


Các câu hỏi tương tự
nguyễn quốc khánh
Xem chi tiết
DYU3T
Xem chi tiết
Nhân2k9
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Đinh Quang hiệp
Xem chi tiết
Phùng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Đinh Gia Kiệt
Xem chi tiết
Tiến Dũng Lê
Xem chi tiết