Tham khảo:
DIỄN DỊCH:
"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?
QUY NẠP:
Về số phận, Hồng được sinh ra trong một cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bố cậu mất sớm, mẹ thì bỏ đi tha hương cầu thực, cậu phải sống với gia đình nhà nội luôn ghẻ lạnh mình. Từ đó, ta có thể thấy được cuộc sống thiếu thốn tình thương của cậu. Chẳng những thế, cậu còn có một người cô vô cùng ác độc. Điều này được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa cậu và người cô. Người cô liên tục gieo rắc vào đầu Hồng những điều xấu xa về mẹ, cũng như gợi ra những nỗi đau khiến cho cậu tổn thương đến bật khóc. Thứ hai, người đọc còn thấy được tình yêu thương mẹ của bé Hồng. Nói chuyện với người cô, dù cho những giọt nước mắt có rơi xuống thì đó là những giọt nước mắt nhớ mẹ, thương mẹ và tủi thân của cậu bé. Cậu không chỉ khẳng định “nhưng đời nào tôi để những rắp tâm tanh bẩn đó làm xấu đi hình ảnh của mẹ” mà còn ước ao những hủ tục làm cho mẹ mình khổ trở thành vật hữu hình để có thể phá hủy chúng. Những động từ mạnh đã thể hiện được tình yêu thương mẹ và mong muốn bảo vệ mẹ của cậu bé. Tiếp theo, tình cảm thương yêu mẹ của nhân vật Hồng còn được thể hiện ở cuộc hội ngộ đầy xúc động. Khi thấy người có bóng giống mẹ mình, ngay lập tức như bản năng, cậu lập tức đuổi theo và gọi bối rối bằng giọng ngập tràn xúc động. Ta có thể thấy được tình yêu đối với mẹ luôn thường trực đến nỗi cậu đã xúc động, rồi gọi và đuổi theo mẹ trong bối rối, xúc động vỡ òa lẫn lộn. Sau đó, cảm xúc của cậu bé đó là sự tủi cực, xót xa khi đó đúng là người mẹ của mình. Tình yêu thương quá lớn dành mẹ và cuộc hội ngộ bất ngờ ấy đã khiến cho cảm xúc của cậu trở thành sự tủi cực, xót xa cho những tháng ngày không được ở bên mẹ. Hình ảnh so sánh đặc sắc “khác gì cái ảo ảnh….sa mạc” đã thể hiện một cách chân thực và sinh động tình yêu, nỗi nhớ nhung và khát khao được gặp mẹ tột cùng của cậu bé Hồng. Đó là sự khát khao tình yêu thương, được ở bên mẹ của cậu, tựa như người đi trên sa mạc khát khao nguồn nước. Sự đau khổ bấy lâu nay của cậu đã trào dâng thành nước mắt trong lòng mẹ. Sau đó, cậu bé Hồng đã được tận hưởng cảm giác hạnh phúc và sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ. Tóm lại, cậu bé Hồng đã được miêu tả vô cùng chân thực và sinh động về số phận và tình yêu thương dành cho mẹ của cậu.