Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
maria

Hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn có câu mở đầu sau:

Các bạn hãy tưởng tượng xem, điều gì sẽ xảy ra khi một ngày nào đó, nguồn nước sạch của chúng ta bị cạn kiệt?...

Lê Nguyên Hạo
3 tháng 7 2016 lúc 8:06

Nếu thiếu nước các loại động vật ở trên cạn, đặc biệt là con người do không có nước để uống và sinh hoạt. Các loại thực vật sẽ chết dần dần. Còn các laoị động vật dưới nước sẽ bị tuyệt chủng hết nếu không có nước để sống. Tóm lại con người , động vật , thực vật ai cũng cần nước, nều không có nước sẽ chết. Vì vậy phải dùng nước hợp lí, tiết kiệm.

qwerty
3 tháng 7 2016 lúc 8:56

Nước sạch là nước chúng ta dùng trong sinh hoạt hằng ngày, và phải không bị ô nhiễm và nhiễm độc..


Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài nguyên quí giá đối với sự sống của con người. 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt.


Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500-800 lít/ngày so với 60-150 lít/người/ngày ở các nước đang phát triển. Hiện nay, các thành phố lớn, nhất là ngay tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nơi vẫn đang thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguồn nước ngầm đang bị khai thác không thể kiểm soát. Việc khoan giếng lấy nước ngầm xảy ra tràn lan, không những gây thất thoát, lãng phí còn có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước đó.Hơn nữa, do không thấy hết vị trí quan trọng của tài nguyên nước, nên trên khắp cả nước, đâu đâu cũng thấy có những bãi rác, nơi chôn cất, xử lý rác thải không được thực hiện theo đúng quy định và quy trình bảo vệ môi trường, để nước rác rò rỉ ngấm xuống nguồn nước ngầm và tràn ra nguồn nước mặt.


Gần đây tại Singapore đã khai mạc Tuần lễ nước quốc tế. Thông điệp được đặt ra là: phải giữ cho nguồn nước sạch, thậm chí hứng từng giọt nước; cần tái chế nước bẩn thành nước sạch để lấy nước cho cuộc sống, cứu vãn môi trường. Theo đánh giá tại đây, ở Việt Nam nước sạch rất rẻ, trong khi ở nhiều quốc gia khác, giá nước sạch có khi đắt gấp 10 lần so với Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát nước sạch ở Singapore chỉ khoảng 1% còn ở Việt Nam là hơn 10%, thậm chí còn cao hơn nữa. Đất nước ta có những vùng “đất khát” đến cùng cực như cao nguyên đá Hà Giang, thiếu nước chạy thủy điện, cho trồng trọt mùa khô mà vẫn bị đánh giá là lãng phí nước mới thấy việc sử dụng nước của ta còn nhiều điều phải bàn.   Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những năm gần đây, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm với mức độ trầm trọng hơn, nguy cơ thiếu nước sạch đã hiện hữu.


Riêng đối với cuộc sống của con người. nước có một vai trò hết sức đặc biệt.Đối với cơ thể con người nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn không uống nước trong vòng 3-5 ngày được. Như chúng ta đã biết, 70% cơ thể chúng ta là nước, nước trong cơ thể ta chính là dòng máu đỏ chảy trong mỗi con người.Các bạn hãy thử tưởng tưởng xem nếu không có dòng máu này liệu con người có sống được không??? Chỉ một ví dụ rất đơn giản cũng đủ để chúng ta thấy được tầm quan trọng của nước. Tất nhiên là một việc làm cần thiết của mọi con người chúng ta là phải biết quý trọng nguồn nước quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta các bạn nhé!!!   Không có nước sạch mọi sinh hoạt của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Không có nước sạch sẽ sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sự sống của con người.Lúc đó: bệnh tật nảy sinh, môi trường cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

 

Tình hình thiếu nước sạch hiện nay cũng là một vấn nạn toàn cầu đáng báo động. Bởi lẽ, theo Maude Barlow, chuyên gia của Dự án Hành Tinh xanh tại Canada, từng là tư vấn cao cấp về nước cho chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nước là trung tâm của mọi thứ: “Không có nước thì không có thực phẩm, không có sức khỏe, không có trường học, không có bình quyền và không có hòa bình”.


Với tầm quan trọng về tài nguyên nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước cần có chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, bảo đảm sự cân bằng sinh thái và cân bằng môi trường. Đặt vị trí, vai trò của tài nguyên nước cũng quan trọng, cần được bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý như các nguồn tài nguyên khác của đất nước, thậm chí coi như tài nguyên than đá. 


Sử dụng nước sạch sao cho hợp lý là cần thiết. Nếu ta lãng phí nước thì một ngày nào đó chúng ta sẽ hết nước đến lúc đó ta sẽ cảm thấy nuối tiếc và muốn quay lại thời gian trước đó để có thật nhiếu nước sạch dùng. Bởi theo tôi được biết hiện nay nước biển đang xâm chiếm khá mạnh đến nước ngọt đến một lúc nào đó ta sẽ hết nước thì sao? Bạn đã nghĩ đến điều này chưa? Hãy nhớ rằng nước sạch đối với ta rất quan trọng và nếu như bạn làm cho nó không bị mất đi giá trị cao quý của nó. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Hạn chế đến thấp nhất việc khoan giếng tự do, tràn lan. Việc khoan giếng này không những sẽ làm cho việc khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm mà qua đó nước bẩn lại theo những giếng khoan này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.


Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm là cả một hệ sinh thái nước sạch bị mất cân bằng, mất đi một nguồn cung cấp nước sạch tin cậy cho cuộc sống. Có lý khi các chuyên gia khuyên rằng, trước hết phải nhận thức sâu sắc sự quan trọng của tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước và những người có trách nhiệm có thể từ chối những dự án gây ô nhiễm nguồn nước, dù rằng dự án đó có đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Từ chối hôm nay là để đỡ tốn kém và gìn giữ cho mai sau.

Nguyen Thi Mai
3 tháng 7 2016 lúc 16:29

 Nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn đó cũng là một cuộc khủng hoảng toàn cầu đấy bạn ạ. 
Chúng ta có thể nhịn đói được nhưng không thể nhịn khát được.Tôi khẳng định với bạn điều đó. 
Nước sạch cũng giống như máu của chúng ta vậy.Mà con người phải có máu thì mới sống được. Khi mất nhiều máu chúng ta sẽ chết. 
Không có nước sạch mọi sinh hoạt của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Không có nước sạch sẽ sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sự sống của con người.Lúc đó: bệnh tật nảy sinh, môi trường cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. 
Tình hình thiếu nước sạch hiện nay cũng là một vấn nạn toàn cầu đáng báo động. 
Bạn sẽ ra sao khi máu của bạn từng ngày từng ngày bị mất đi, bị nhiễm độc?Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nữa tôi nghĩ bạn cũng đã nghĩ ra. 
Nguồn nước sạch quan trọng thế đấy bạn ạ! 
Vì thế chúng ta hãy bảo vệ chính dòng máu của mình.Hãy giữ gìn nguồn nước thật tinh khiết không chỉ cho thế hệ của chúng ta mà còn cho thế hệ mai sau.Hãy vì sự tồn tại của con người, vì hành tinh xanh của chúng ta mãi mãi xanh và tràn đầy sự sống bạn nhé. 

Trịnh Thị Thúy Vân
3 tháng 7 2016 lúc 17:15

Nếu như nguồn nước sạch của chúng ta bị cạn kiệt thì đó chính là mối tai họa đối với sinh vật , đặc biệt là loài người chúng ta . Các bạn biết đấy , trong cơ thể con người có đến 60  - 70% là nước và nó chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể chúng ta . Vậy nếu nguồn nước sạch cạn kiệt, chúng ta sẽ ra sao ? Nhiều bạn lầm tưởng rằng nguồn nước là vô tận , không bao giờ hết . Sai , hoàn toàn sai , và cũng chính bởi cái ý nghĩ đó chúng ta đã làm cho nguồn nước sạch ít đi . Giả sử nguồn nước sạch đã cạn kiệt thì lúc đó không khác gì ngày tận thế của trái đất , phải , đúng như vậy đó , nếu 1 ngày , 1 tuần , 1 tháng bạn không uống nước , thử hỏi sẽ ra sao ? Trong khi loài người kiệt sức đên vậy thì các loại động - thực vật cũng như thế. Thực vật héo đi , không sống được , không cung cấp oxi cho chúng ta thì sao ? Động vật không có nước đành phải chết nằm la liệt , thối rữa sẽ làm cho Trái Đất xinh đẹp của chúng ta bị ô nhiễm rất nhiều . Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp phần tiết kiệm nước vì một tương lai đẹp đẽ của Trái đất xanh.

Lương Thị Diệu Linh
15 tháng 7 2018 lúc 14:48

Các bạn hãy tưởng tượng xem, điều gì sẽ xảy ra khi một ngày nào đó, nguồn nước sạch của chúng ta bị cạn kiệt? đó là câu hỏi mọi người sẽ đặt ra trong điều kiện khi môi trường sinh sống không có nước để dùng.

Lương Thị Diệu Linh
15 tháng 7 2018 lúc 15:01

Các bạn hãy tưởng tượng xem, điều gì sẽ xảy ra khi một ngày nào đó, nguồn nước sạch của chúng ta bị cạn kiệt?- đó là câu hỏi của mỗi người khi trên thế giới nguồn nước bị khánh kiệt. bởi

nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi cácđồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.

hiện nay trên thế giới nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con người và muôn loài không thể sinh sống. 2/3 dân số trên thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác.Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống được, và cứ 6 người thì có 1 người, tức khoảng 2,8 triệungười chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước.Trong khi châu Phi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 358 triệu người không có nước sạch. Con số này tại các nước phát triển là 9 triệu người.82% người sống tại vùng nông thôn thiếu nước dùng, trong khi con số này tại vùng đô thị là 18%. Phụ nữ và trẻ em mất khoảng 140 triệu giờ để đi lấy nước, khoảng thời gian này đủ để xây khoảng 20 tòa nhà Empire.Tại các quốc gia kém và đang phát triển, gần 1 tỉ phụ nữ và trẻ em phải đi bộ gần 6 km mỗi ngày để lấy nước, trong khi họ cũng cần thời gian để kiếm thêm thu nhập, chăm sóc gia đình và dạy dỗ con cái. Mỗi năm toàn thế giới lãng phí 24 tỉ USD để khai thác nước. Khoảng 2,5 tỉ người không có nhà vệ sinh để sử dụng, do đó hơn 2.300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn.Nếu các cơ sở cung cấp nước, vệ sinh chuẩn được xây dựng rộng rãi khắp thế giới thì gánh nặng bệnh tật sẽ giảm xuống 10%. Mỗi năm, 443 triệu giờ học bị thất thoát vì các bệnh do nước ô nhiễm, như tiêu chảy, dịch tả, lị, thương hàn, … Các nhà nghiên cứu cho biết ứng với tỉ lệ phụ nữ biết đọc tăng lên 10% thì kinh tế quốc gia tăng trưởng 0,3%.Cứ trung bình, 1 USD bỏ ra đầu tư giải quyết cuộc khủng hoảng nước trên thế giới có thể thu về được 4 USD. Mặt khác, gần 260 tỉ USD thất thoát mỗi năm vì thiếu nước và nhà vệ sinh. Nông nghiệp và tưới tiêu sử dụng nguồn nước nhiều nhất: gần 70% và lên đến 90% ở các nước đang phát triển. Làm phép tính đơn giản, 1 – 2 tấnnước được dùng để cho ra 1 kg ngũ cốc, 5.000 lít cho 1 kg gạo. Tại các nước nghèo, gần như 8 – 10 giường bệnh thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước.1 trong 5 đứa trẻ qua đời ở độ tuổi dưới 5 do khủng hoảng nước trên toàn thế giới. Gần như 50% trường học tại các nước đang phát triển thiếu hoặc không có nước và nhà vệ sinh, dẫn đến tỉ lệ học sinh bỏ học cao, đặc biệt là bé gái.Trong khi mỗi việc dội rửa nhà vệ sinh chỉ cần 8 lít nước, thì mỗi tờ báo Sunday cũng đã sử dụng 300 lít nước, và tốn gần 11.000 lít nước để tạo ra450 gram hạt cà phê thô.Lượng nước 5 phút mỗi ngày chúng ta tắm vòi hoa sen gần bằng tổng lượng nước mà một người sống ở khu ổ chuột có được.Nước nhỏ giọt gây lãng phí khoảng 20.000 lít nước mỗi năm. Các gia đình Mỹ sử dụng lượng nước gấp 8 lần hộ dân Ấn Độ, và nếu toàn dân trên thế giới được thoải mái dùng nước như Mỹ và châu Âu, thì cần phải 2,5 Trái Đất mới đáp ứng đủ.Các khu vực chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trên thế giới là sa mạc Sub Saharan tại châu Phi, nơi cư trú của 37% số người chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nước, chưa đến 1 trong 3 người có thể sử dụng nhà vệ sinh, và nguy cơ trẻ con chết vì tiêu chảy cao gấp 500 lần so với châu Âu. Mỗi năm mất khoảng 4000 tiếng đồng hồ để tìm nguồn nước, hơn tổng thời gian lao động của nước Pháp. Chỉ 6% viện trợ quốc tế được dùng cho việc chỉnh chu cơ sở cung cấp nước và nhà vệ sinh. Gần 90% nước thải tại các nước đang phát triển chảy ra sông, hồ, vùng ven biển mà chưa qua xử lý: gây nguy hại cho sức khỏe, an toàn thực phẩm và nguồn nước sạch.1,6 tỉ người sống trong khu vực có nước nhưng không có khả năng chi trả để sử dụng chúng.22 trong 32 thành phố của Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu nước.Ả Rập Saudi dừng việc trồng lúa mì vì thiếu nước, nên phải nhập khẩu 100% loại lương thực này vào năm 2016.40% trẻ em châu Phi và Ấn Độ còi cọc vì chất lượng nước kém. Trong khi mực nước tại Trung Quốc rút xuống 1m mỗi năm, thì 80% sông ngòi của nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng và sẽ không còn giúp ích gì cho cuộc sống con người cùng sinh vật.Ganges và Yamuna ở Ấn Độ liên tục bị xếp vào danh sách 10 con sông ô nhiễm nhất thế giới. Hơn 400 người Ấn Độ phụ thuộc vào những con sông.

nguyen thi h
3 tháng 3 2021 lúc 20:28

/////////////////////////////////////////////////////..................................................


Các câu hỏi tương tự
Trần Hoàng Khánh Linh
Xem chi tiết
Lan Hoa Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Thảo
Xem chi tiết
Fudo
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Tạ Thanh Trà
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
phan thị khánh huyền
Xem chi tiết