* khái niệm:
- Luật pháp: là 1 hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. - Đạo đức: là 1 hình thái ý thức xã hội, bao gồm những quan điểm, quan niệm, những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. * giống nhau: - Đạo đức và pháp luật đều góp phần điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với lợi ích, yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội. - Đều có quan hệ trách nhiệm, bao gồm: + Yếu tố chủ quan: là việc tiếp nhận của con người như thế nào. + Yếu tố khách quan: là những chuẩn mực , yêu cầu đối với con người. - Đều là hình thái ý thức xã hội nên chịu sự thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi. - Đánh giá đạo đức và pháp luật đều liên quan tới hành vi của con người có tính tự giác hay không. * sự khác nhau:Đạo Đức | Luật Pháp |
- Nguồn gốc ra đời trước pháp luật. - Trong xã hội có giai cấp đối kháng: thì đạo đức mang tính giai cấp, tồn tại cả 2 hệ thống đạo đức cả thống trị và bị trị. Giai cấp nào thống trị xã hội thì đạo đức biểu hiện đặc trưng cho xã hội ấy. - Việc thực thi mang tính tự giác, tự nguyện, tự thân. - Mang tính chủ quan. - Phạm vi tác động của đạo đức mang tính rộng rãi hơn. - Động cơ hành vi ở bên trong chủ thể nó thôi thúc con người hành động. |
- Pháp luật ra đời khi có sự phân chia giai cấp. |