Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo...). Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau
trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật
- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật ăn cỏ, nếu thiếu thực vật thì chúng sẽ không có nguồn thức ăn. Nên nơi nào có nhiều thực vật thì nơi đó có nhiều loài động vật ăn cỏ, kể cả động vật ăn thịt vì thức ăn chính của động vật ăn thịt là động vật ăn cỏ.
- Thực vật là nơi sinh sống của động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Ví dụ như chim làm tổ trên cây; sóc sống trong hốc cây; hổ, báo sống trong rừng,... Vì vậy nơi nào có nhiều cây cối như rừng thì có rất nhiều động vật hoang dã ở đó.
- ....
1. Khí hậu
– Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi. Ví dụ : Loài ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao.
– Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh. Ví dụ : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, ôn đới ấm và ẩm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô hạn nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đây.
– Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất fe ra lit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác…
3. Địa hình
Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
+ Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
+ Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau
4. Sinh vật
Thức ăn: Quyết định sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
– Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là ức ăn của động vật ăn thịt, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định.
– Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Có thể mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của sinh vật.
Ví dụ :
+ Tích cực : Con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, trẩu, mía, từ châu Á và châu Âu…sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài khoai tây, thuốc lá, cao su…lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu ở châu Á, châu Phi. Từ châu Âu con người đưa các loài bò, cừu, thỏ…sang nuôi ở Ôxtraylia và Niu Dilan. Con người trồng rừng đã làm tăng diện tích rừng trên toàn thế giới…
+ Hạn chế : Cuộc “Cách mạng xanh” đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng. Con người đã làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật hoang dã…
Mink cụ thể tí để bn dễ hiểu nhé
– Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo…).
– Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.