Bài viết số 1 - Văn lớp 6

Nữ Hoàng Tiên Titania

Hãy tả một câu truyện truyền thuyết mà bn thích ?Bài tập Toán

Lưu Hạ Vy
11 tháng 10 2016 lúc 19:20

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :

-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Bình luận (4)
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 20:52

Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân.

Đó là sức mạnh của Việt Nam từ buổi bình minh lịch sử - sức mạnh của chàng trai làng Gióng đã cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm. Hình ảnh đó được truyền thuyết kể lại rằng:

Hùng Vương thứ sáu, có haivợ chồng nghèo chăm chỉ làm lụng và có tiếng là phúc đức. Họ chỉ mong mỏi có một đứa con. Một hôm bà vợ ra đồng trông thấy một dấu chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Thế rồi về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau bà sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng thật kì lạ, cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Lúc bấy giờ có giặc Ân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc hùng mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tin tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói: 

_Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

Người mẹ ngạc nhiên và làm theo ý con. Sứ giả vào, cậu bé bật dậy bảo:

_Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Tiếng nói của cậu bé thật kịp thời đúng lúc. Tiếng nói đầu tiên ấy là tiếng nói của lòng yêu nước, căm thù giặc. Tiếng nói của Gióng đã đáp lại lời hiệu triệu của Vua Hùng, đáp lại tiếng gọi của non sông khi Tổ quốc lâm nguy… Bởi vậy, sứ giả đã về tâu vua. Nhà vua truyền lệnh làm gấp những vật mà Gióng đã yêu cầu.

Càng lạ hơn nữa, sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật ních. Cha mẹ cậu bé làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải cậy nhờ người hàng xóm, láng giềng. Cả làng góp gạo nuôi Gióng. Có lẽ, vận mệnh non sông đang cần người tài giỏi, nhiệm vụ cứu nước thật cấp bách nên Gióng phải lớn nhanh như thế. Nước nhà đang trông chờ vào Gióng.

Mấy hôm sau, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Cũng lúc đó, giặc ồ ạt kéo đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người dân lo sợ. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong dũng mãnh. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa bỗng hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết la liệt. Rồi roi sắc bị gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc chỉ có con đường chết, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, tráng sĩ cùng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Đất nước lại trở về thái bình, muôn dân hạnh phúc.

Để tưởng nhớ công ơn, vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Tục truyền kể lại rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình có màu vàng óng là do ngựa phun lửa bị cháy, còn những vết chân ngựa ngày ấy nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói là khi ngựa phun lửa, lửa đã phun cháy một làng, làng ấy về sau gọi là làng Cháy. Đây là những dấu ấn lịch sự để lại từ buổi đầu giữ nước.

Hình tượng Thánh Gióng trong câu chuyện trên mang màu sắc thần kì, là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh bảo vệ đất nước. Đây cũng là ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Ngân
Xem chi tiết
Nữ Hoàng Tiên Titania
Xem chi tiết
trần thảo nguyên
Xem chi tiết
Hạ Băngg
Xem chi tiết
Bạch Hà Băng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Linh
Xem chi tiết
Đinh Phương Trang
Xem chi tiết