Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Phương Thảo

Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.

Linh Phương
28 tháng 4 2017 lúc 21:47

- Tín ngưỡng chính là niềm tin, tin vào một vị thần thánh hoặc thế lực vô hình nào đó nhưng mức độ tin vừa phải và chỉ xem đó là một chỗ dựa tinh thần.

- Tôn giáo là niềm tin vào một trường phái, một giáo phái. Niềm tin này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người, tục lệ của từng giáo phái

- Mê tín dị đoan là sự tin tưởng một cách mù quáng, mất hết lý trí vào những chuyện không có thật, những chuyện hoang đường do chính họ tưởng tượng ra hoặc do những kẻ xấu tuyên tuyền.

Chúc bạn hc tốt!

Thảo Phương
28 tháng 4 2017 lúc 19:36
Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi riêng, buôn thần bán Phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Tôn giáo chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lí con người, có tác dụng điểu chỉnh con người như khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác. Tuy nhiên cũng có một số người quá tin vào những điều không có thực và trở thành mê tín dị đoan. Chúng ta cần phải có một cách nhìn rõ ràng và cụ thể về hai phạm trù này. Giống nhau: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng, những lực lượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực. Trong xã hội hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lí giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại chưa được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lí giải chúng từ sức mạnh của thần linh. Bên cạnh đó, trong xã hội lại có sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con ngưới dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. Chính ví thế mà con người luôn có nhiều niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên này để giải toả được những bất trắc trong cược sống. Khác nhau: Hai phạm trù này khác nhau ở mức độ biểu hiện của niềm tin. Về tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ. Niềm tin của con người vào tín ngưỡng, tôn giáo như là một nhu cầu tinh thần tốt đẹp, nó mang tính chất bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó còn là những giá trị đạo đức, văn hoá với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn con người. Còn mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi riêng, buôn thần bán Phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội. Việt nam là một nước Á Đông vì thế như một lẽ đương nhiên, nước ta có một nền văn hoá, một phong tục tập quán đậm sắc Á Đông. Trong đó, tín ngưỡng tôn giáo là một điển hình. Tín ngưỡng tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử của chúng ta, đã trở thành niềm tin, thành phong tục, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tín ngưỡng đó được thể hiện qua một nét phong tục lưu truyền bao đời nay đó là tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp…. Trong mỗi gia đình người Việt đều có một bàn thờ, thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất để thể hiện sự biết ơn của con cháu. Ngoài ra, người Việt còn tổ chức với quy mô lớn ngày giỗ tổ Hùng Vương và đó được coi là quốc lễ của dân tộc. Ngoài ra, vào các ngày rằm, mùng một nhiều người còn đến đền, chùa để cầu phúc, cầu bình an cho bản thân và gia đình. Không chỉ có vậy, rất nhiều những ngôi chùa lớn hàng năm thương tổ chức lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nó thể hiện nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá của Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoạt động mê tín dị đoan. Hiện tượng này phổ biến ở rất nhiều, con người trở nên mù quáng, mất đi sức mạnh ý chí, phó mặc số phận vào các thế lực, thần thánh, không còn biết đến đấu tranh khi có áp bức. Điều này làm cho xã hội không phát triển được, rơi vào tình trạng trì trệ, mông muội với những hủ tục bảo thủ, lạc hậu. Hiện nay ở nước ta có hai tôn giáo lớn, phát triển đó là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Hai tôn giáo này phát triển rất mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội, tích cực cũng có mà tiêu cực cũng có. Việt Nam đang bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kì có sự đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới; có những thứ đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Điều này lí giải cho những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cả mê tín dị đoan đang ngày càng gia tăng. Đảng và nhà nước ta cần phải có những chính sách thích hợp và triệt để để chống mê tín dị đoan. Nhà nước cần có những biện pháp hợp lí để phòng chống mê tín dị đoan như: Tuyên truyền và giáo dục nhân dân triển khai thực hiện tốt pháp lệnh tôn giáo, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo. Vận động, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện hành đạo theo đúng quy định của pháp luật, đoàn kết giữa các tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức của tôn giáo phù hợp với giai đoạn mới theo phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Vận động nhân dân bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nâng cao trình độ dân trí và hướng dẫn sâu rộng trong nhân dân về sự khác nhau của tôn giáo và mê tín dị đoan. Cần có những hình thức xử phạt với những người hành nghề mê tín dị đoan, tàng trữ mua bán các ấn phẩm mê tín dị đoan. Công an và cơ quan văn hóa cần làm tốt nhiệm vụ quản lí của mình để giảm thiểu các hoạt động mê tín dị đoan, ngoài ra ngành văn hóa thông tin cần có trách nhiệm xây dựng và hướng dẫn nhân dân những nghi thức phù hợp trong tín ngưỡng. Phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân, xây dựng các tiêu chuẩn về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong đó có bài trừ mê tín dị đoan. Tóm lại, nếu có sự quản lí chặt chẽ của nhà nước kết hợp với ý thức của nhân dân cùng với sự đồng lòng, đoàn kết thì mê tín dị đoan nhất định sẽ bị loại bỏ. Hoàn toàn đúng đóthanghoa
Thảo Phương
28 tháng 4 2017 lúc 19:53
Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi riêng, buôn thần bán Phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Tôn giáo chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lí con người, có tác dụng điểu chỉnh con người như khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác. Tuy nhiên cũng có một số người quá tin vào những điều không có thực và trở thành mê tín dị đoan. Chúng ta cần phải có một cách nhìn rõ ràng và cụ thể về hai phạm trù này. Giống nhau: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng, những lực lượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực. Trong xã hội hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lí giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại chưa được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lí giải chúng từ sức mạnh của thần linh. Bên cạnh đó, trong xã hội lại có sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con ngưới dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. Chính ví thế mà con người luôn có nhiều niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên này để giải toả được những bất trắc trong cược sống. Khác nhau: Hai phạm trù này khác nhau ở mức độ biểu hiện của niềm tin. Về tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm của con người qua nhiều thế hệ. Niềm tin của con người vào tín ngưỡng, tôn giáo như là một nhu cầu tinh thần tốt đẹp, nó mang tính chất bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó còn là những giá trị đạo đức, văn hoá với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn con người. Còn mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội, có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi riêng, buôn thần bán Phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội. Để được điểm cao phải ghi cho đầy đủ
Thảo Phương
28 tháng 4 2017 lúc 20:04

Đáp án này đúng:https://hoc24.vn/hoi-dap/question/235783.html


Các câu hỏi tương tự
Emily
Xem chi tiết
Hoang NGo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
7A5 ANH
Xem chi tiết
Đặng Minh
Xem chi tiết
phạm ngọc hân
Xem chi tiết
kakashi
Xem chi tiết
tik tok chine
Xem chi tiết
ミ★ΉảI ĐăПG 7.12★彡
Xem chi tiết
Nguyen huy
Xem chi tiết