Thôi được rồi ==' em sẽ trình bày 1 tí hiểu biết của em về cái loại này vậy.
Thực vật khác với động vật vì chúng không thể bắt mồi được. Do đó các loài thực vật có chất diệp lục tạo ra chất dinh dưỡng nuôi sống cây. Đó là hiện tượng Quang Hợp.
Quá trình quang hợp đa số được thực hiện ở lá cây.
Hiện tượng Quang Hợp ở Hạt Giống :
Ở hạt giống, hạt giống hô hấp lấy oxi và các chất dinh dưỡng để tạo ra cacbonic, nước và năng lượng cần thiết.
Sự hô hấp của Hạt Giống : Chất dinh dưỡng + Oxi ->\(\left[{}\begin{matrix}Cacbonic+Nước\\Năng-Lượng\end{matrix}\right.\)
Và sau khi sử dụng hết số lượng dinh dưỡng này, chúng sẽ mở những chiếc lá đã đủ chất diệp lục để thực hiện quá trình quang hợp. Bằng việc quang hợp, nó tạo ra chất dinh dưỡng mới thay thế cho lượng dinh dưỡng đã tiêu thụ khi hô hấp. (Nếu chỉ hô hấp không thôi thì cây sẽ bị khô héo).
\(Cacbonic+Nước\left(Diệp-lục,năng-lượng-ánh-sáng\right)\rightarrow Chất-dinh-dưỡng+Oxy\)
=> Hiện tượng quang hợp.
\(Chất-dinh-dưỡng+Oxy\left(Tế-bào\right)\rightarrow Cacbonic+Nước +Năng-lượng\)
=> Hiện tượng hô hấp.
(Lưu ý : Quang Hợp và Hô Hấp là hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược nhau, nếu không phân biệt được hai hiện tượng này thì không thể giải thích được sự quang hợp).
Quang Hợp | Hô Hấp | |
Sinh Vật | Chỉ Thực Vật có diệp lục | Hầu hết các sinh vật |
Xảy ra tại | Thể diệp lục | Tất cả các tế bào |
Thời gian | Chỉ ban ngày | Cả ngày đêm |
Trao đổi khí | Hấp thụ cacbonic tạo oxi | Hấp thụ oxi giải phóng cacbonic |
Tóm lại : Quang Hợp nghĩa là hiện tượng "ăn" năng lượng mặt trời.
Điều kiện để xảy ra sự quang hợp :
+ Nước : Được vận chuyển tới lá cây từ rễ thông qua ống dẫn chính.
+ Cacbonic : Được lấy từ không khí bên ngoài thông qua lỗ khí trên lá cây.
* Địa điểm thực hiện : Ở thể diệp lục.
* Năng lượng để xảy ra sự quang hợp : Ánh sáng mặt trời.
Sản phẩm của sự quang hợp :
Tinh bột và khí oxi.
Tinh bột chính là nguồn tạo đường gluco. Tinh bột không tan trong nước mà biến đổi thành đường hòa lẫn với nước, rồi được vận chuyển tới các bộ phận của cây và tại đó tinh bột được lưu trữ lại.
Khí oxi thoát ra ngoài không khí thông qua các lỗ khí.
Tinh bột được tạo ra nhờ quang hợp không chỉ sử dụng cho hô hấp mà còn giúp cây cối phát triển, cung cấp dinh dưỡng cho rễ cây, thân cây và cả hạt giống (gọi là tinh bột dự trữ).
Tinh bột được tạo ra từ quang hợp không chỉ biến đổi thành đường mà còn có thể biến đổi thành chất béo và protein.
Thí nghiệm khảo sát sự quang hợp :
B1 : Phủ giấy nhôm lên một phần lá (lá bất kì) rồi úp hộp kín trong vòng một ngày.
B2 : Sau đó phơi nắng vài giờ đồng hồ.
B3 : Nhúng lá trong nước sôi, tiếp theo thả lá vào dung dịch cồn nóng.
B4 : Rửa sạch lá bằng nước, rồi nhúng vào dung dịch iot.
Kết quả của thí nghiệm :
+ Chỗ của lá có màu xanh tím, chỗ thì có màu nâu nhạt.
+ Chỗ của ánh nắng chiếu vào có màu xanh tím (chỗ không phủ giấy nhôm), chỗ thì có màu nâu nhạt (màu của dung dịch iot, được bọc giấy nhôm).
=> Chứng minh được hiện tượng quang hợp.
Có thể chị sẽ không hiểu bước 1, 3 và 4.
Giải thích thí nghiệm :
+ Úp kín trong vòng 1 ngày để cho cây hấp thụ được hết chất tinh bột còn lại của ngày hôm trước. Nếu không làm vậy thì khi nhúng vào dung dịch iot, phần bọc giấy nhôm cũng chuyển màu xanh tím do vẫn còn tinh bột của ngày hôm trước.
+ Khi nhúng vào nước sôi để lá mềm đi, rồi nhúng vào cồn nóng để rũ bỏ hết chất diệp lục, khiến cho lá không còn màu xanh nữa. Nếu để nguyên, màu xanh tím dễ lẫn với màu lá cây.
Qua đó biết được rằng : Nhờ quang hợp thì thực vật đã tạo ra 1 chất dinh dưỡng khổng lồ. Ở các sân trường học, một bãi cỏ trong khoảng thời gian từ mùa xuân khi đâm chồi tới mùa khô lá, chúng tạo ra 5,6 tấn tinh bột tương đương với 3 xe tải 2 tấn chở đầy... Càng chứng minh được hiện tượng quang hợp đang xảy ra.
Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo. Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ. Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí. ------------Nhiều nguồn--------------Quang hợp thì chị học được những gì rồi ? Sinh học 7 có trình bày một tí đó ?
- Tác dụng của quang hợp: Tác dụng của quang hợp là thúc đẩy quá trình của các loài thực vật trên trái đất sản sinh ra chất hữu cơ và giải phóng năng lượng, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình sinh ra oxy trong không khí cung cấp cho chúng ta hô hấp hàng ngày.
- Thí nghiệm:
1772, Joseph Priestley (người Anh), làm thí nghiệm (Hình 1) dùng hai chuông thủy tinh, một bên để vào một chậu cây và bên kia để một con chuột, sau một thời gian cả hai đều chết, nhưng nếu để chúng chung lại với nhau thì chúng đều sống, thí nghiệm của ông cho thấy cây tạo ra oxy, mặc dù lúc đó người ta chưa biết được các quá trình cũng như chưa biết được vai trò chính yếu của ánh sáng trong sự quang hợp.
Hình 1. Thí nghiệm của Priestly
Phát hiện của ông là khởi đầu cho những nghiên cứu về sau, đến thế kỷ 19 người ta đã biết các thành phần chính tham gia vào quá trình quang hợp là:
Trước đây, các nhà khoa học nghỉ rằng oxy được tạo ra trong quá trình quang hợp là từ CO2, nhưng ngày nay người ta biết rằng O2 là từ sự phân ly của những phân tử nước.
và người ta cũng biết rằng năng lượng để tách các phân tử nước là từ ánh sáng mặt trời và được diệp lục tố hấp thu. Ion H+ tự do và điện tử được tạo ra từ sự phân ly của những phân tử nước được dùng để biến đổi CO2 thành carbohydrat và các phân tử nước mới:
Tóm tắt hai phương trình trên:
Một trong những sản phẩm của quang hợp là glucoz, một đường 6C nên có thể tóm tắt như sau:
Phản ứng tuy đơn giản nhưng quá trình trải qua rất nhiều phản ứng, có những phản ứng cần ánh sáng (pha sáng), nhưng có những phản ứng xảy ra không cần ánh sáng (pha tối).
Em nhớ cái này lopứ 6 hay 7 jk đó hay sao á chị ?