a) Vị trí địa lí
– Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia và Biển Đông.
– Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
– Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc màu (trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đấ badan, nhưng thoát nước tốt.
– Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
– Nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
– Tài nguyên rừng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy. Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).
– Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.
– Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
Điều kiện kinh tế- xã hội
– Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
– Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
– Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
a) Vị trí địa lí
– Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia và Biển Đông.
– Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
– Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc màu (trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đấ badan, nhưng thoát nước tốt.
– Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
– Nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
– Tài nguyên rừng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy. Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).
– Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.
– Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
Điều kiện kinh tế- xã hội
– Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
– Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
– Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.