Nguyên nhân:
Cuối TK XIV, kinh tế nhà Trần suy giảm:
- Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.
- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, thuế má nặng nề (mỗi năm dân nghèo vẫn phải nộp ba quan tiền thuế đinh).
=> Đời sống nhân dân cực khổ.
- Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đoạ.
- Quan lại, vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân, dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn.
- Nhà Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết (1369) và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền (1369 - 1370). Vua quan nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
=> Đời sống nhân dân càng khổ cực, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Bởi vậy, họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.
- Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa.
Chúc bạn học tốt!
- Nguyên nhân: do nhà nước không quan tâ đến đời sống nhân dân, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, xa đọa.
Nguyên nhân:
- Vua, quan không chăm lo đến đời sống của nhân dân, ăn chơi xa sỉ, rượu chè, gái gú
- Nhân dân nhiều năm mất mùa, đói kém, nhiều nhà phải bán vợ con cho địa chủ để làm nô tì
- Hủ tục kết hôn loạn huyết làm suy giảm zen tốt vốn có.
- Phía Bắc thì nhà Minh đòi cống nạp quá đáng
- Nhân dân nhiều lần khởi nghĩa, càng làm cho đất nước thêm loạn lạc