- Tác giả đã xây dựng được một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo:
+ Những hình ảnh đó có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản thân các hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi.
+ Những hình ảnh trong tác phẩm không chỉ xác thực mà còn thể hiện tính châm biếm, trào phúng sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa: Hình ảnh người dân thuộc địa bị bắt đi lính, phải xa quê hương đem thân đổi lấy những vinh dự hão huyền; hình ảnh người lính bị phơi thây trên chiến trường, làm mồi ngon cho loài thủy quái; bị thảm sát, bị đánh đập dã man và đối xử như súc vật hay ở hậu phương những người công nhân bị vắt kiệt sức, bị các loại bệnh tật khác nhau…
- Bên cạnh hình ảnh, tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ mỉa mai, giễu cợt, châm biếm với mật độ dày đặc; những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản chất lừa bịp trơ trẽn như: “những đứa con yêu”, “những người bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy”, “vật liệu biết nói”, “An-nam-mít”…
- Giọng điệu trào phúng đặc sắc:
+ Giọng giễu cợt, mỉa mai: “ấy thế mà”, “đùng một cái”…
+ Sử dụng thành công giọng điệu nhiễu nhại, nghệ thuật phản bác ( Đoạn cuối phần II) . Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ của bọn cầm quyền.
+ Kết hợp giọng khách quan và giọng trữ tình để tạo hiệu quả châm biếm.
* Đánh giá: Nghệ thuật trào phúng sâu cay kết hợp với ngòi bút lập luận sắc bén đã vạch trần được bản chất độc ác; bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn chính quyền thực dân đồng thời khắc họa được số phận đau khổ, bi thảm
-Cùng với hình ảnh, ngôn từ, là giọng điệu trào phúng. Giọng điệu trào phùng trong tác phẩm thật đặc sắc.
-Giọng văn của tác phẩm khi thì giễu cợt mỉa mai: (ấy thế mà, đùng một cái), khi thì chua xốt, đắng cay chẳng phải người ta đã đưa họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao?… Đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại: Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ. Tác giả nhại lại lời của bọn thực dân nhằm mỉa mai, châm biếm cái gọi là Chế độ lính tình nguyện.
-Kết hợp giọng giễu nhại là cách đưa ra liên tiếp các câu hỏi tu từ ở cuối phần II dã có tác dụng phản bác mạnh mẽ. Lời văn Nguyễn Ái Quốc đập thẳng vào bộ mặt bịp bợm của bọn thực dân.
-Có thể nói, sức mạnh của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp nằm ở nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình nhưng rất giàu sắc thái biểu cảm. Nghệ thuật ấy kết hợp với nội dung nhân đạo cao cả đã đưa Bản ản ché độ thực dân Pháp trở thành một bản cáo trạng đanh thép tội ác của bọn thực dân và tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.(