Trước hết nhắc lại cấu trúc hàm IF:
=IF(BIỂU THỨC SO SÁNH, GIÁ TRỊ NẾU ĐÚNG, GIÁ TRỊ NẾU SAI)
Ví dụ 1:
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel001.gif)
Tại cột A tôi có cột dữ liệu dạng số. Nhu cầu của tôi là sử dụng hàm IF để tại cột B tôi có được kết quả là "Nếu giá trị bên cột A = 0 thì cột B hiển thị "Không", nếu cột A khác 0 thì hiển thị "Có".
Đơn giản, tôi chỉ cần gõ công thức (không phân biệt HOA - thường) tại ô B2 :
=IF(A2=0,"Không","Có")
Copy công thức này cho ô B3 cho đến B7 ta có được kết quả:
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel002.gif)
Vậy là bạn đã nắm sơ qua được cách thức sử dụng hàm IF, giờ ta chuyển sang một ví dụ khó hơn để các bạn thực hành.
Ví dụ 2:
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel003.gif)
Vẫn với cột giá trị tương tự như tại ví dụ 1. Nhưng nhu cầu của tôi giờ là làm sao để cột B hiển thị theo mong muốn : Nếu giá trị cột A = 0 thì hiển thị "Không", nếu <0 thì hiển thị "Âm" và nếu nếu >0 thì hiển thị "Dương". Ta viết công thức tại ô B2 như sau:
=IF(A2=0,"Không",IF(A2<0,"âm","dương"))
Nhìn vào công thức thì có vẻ phức tạp dần, một số bạn sẽ vẫn còn chưa rõ, ta có thể hiểu công thức trên qua minh họa
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel004.gif)
Copy công thức vừa nhập tại B2 cho các ô B3 đến B7, ta có được kết quả như mong muốn:
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel005.gif)
Áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm có được qua 2 ví dụ trên. Ta đi đến ví dụ 3.
Ví dụ 3:
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel006.gif)
Mình có bảng dữ liệu điểm của học sinh như hình trên. Mình muốn tại cột C hiển thị theo mong muốn :
0<= Điểm < 5 - Loại "Yếu"
5<= Điểm < 8 - Loại "Khá"
8<= Điểm - Loại "Giỏi"
(Tên học sinh, điểm, xếp loại chỉ mang tính chất ví dụ)
Muốn làm được vậy tại ô C2 mình gõ công thức:
=IF(B2>0,IF(B2<5,"Yếu",IF(B2<8,"Khá","Giỏi")) )
Copy công thức cho các ô C3 đến C5 ta có được kết quả:
![](http://files.vforum.vn/2013/T08/img/diendanbaclieu-99124-exel007.gif)
Trong Excel còn rất nhiều hàm khác nữa nhưng khuôn khổ bài viết giới hạn mình không thể giới thiệu hết được. Hy vọng từ các ví dụ nhỏ ở trên các bạn có thể nắm được phần nào cách sử dụng hàm IF trong Excel để giải quyết công việc được nhanh chóng và chính xác.
=If(ô ...;"g trị1";"g trị 2)