Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.

Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 20:57

a) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-Tài nguyên khoáng sản:

+Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

-Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

d) Thiên tai

-Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

-Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

-Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

Cô Chủ Nhỏ
31 tháng 3 2017 lúc 20:57

Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.

+ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản:

+Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

+) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

Võ Thị Ngọc Khánh
28 tháng 12 2018 lúc 19:43

* Các loại tài nguyên thiên nhiên :

Tài nguyên đất

Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên, diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha, chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 22,20% diện tích đất tự nhiên và 38,92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14,217 triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây. Cả nước có 14 nhóm đất là:

Cồn cát và cát ven biển: 502.045 ha

Đất mặn: 991.202 ha

Đất phèn: 2.140.306 ha

Đất phù sa: 2.936.413 ha

Đất lầy và than bùn: 71.796 ha

Đất xãm bạc màu: 2.481.987 ha

Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn: 34.234 ha

Đất đen: 237.602 ha

Đất đỏ vàng: 15.815.790 ha

Đất mùn vàng đỏ trên núi: 2.976.313 ha

Đất mùn trên núi cao: 280.714 ha

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 330.814 ha

Đất xói mòn trơ sỏi đá: 505.298 ha

Các loại đất khác va đất chưa điều tra: 3.651.586 ha

Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6, 9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quýt.

Tài nguyên nước

Nếu xét chung trong cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%.

Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%); các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).

Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước.

Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre… nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dân đến tình trạng thiếu nươc ngọt. Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt dộ trên 300C.

Tài nguyên biển

Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà (hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha đầm phá.

Tài nguyên rừng

Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hoà khí hậu.

Có khoảng 8000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 275 loài thú, 820 loài chim, 180 loài bò sát, 471 loài cá nước ngọt và hơn 2000 loài cá biển sống trên lãnh thổ Việt Nam. Việc tìm ra 2 loài móng guốc lớn là Sao la và Mang lớn ở Việt Nam là sự kiện lớn chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của tài nguyên sinh vật Việt Nam.

Độ che phủ của rừng cao và hợp lý làm giảm dòng chảy mặt ngay sau mưa, làm chậm lũ, điều hoà dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô...

Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên. Để nâng cao độ che phủ của rừng, Chính phủ đang tiến hành giao trên 1 triệu ha đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân, hơn 5 triệu ha cho các tổ chức kinh tế xã hội để quản lý. Nhờ việc cấm khai thác rừng tự nhiên để xuất khẩu gỗ, trong thời gian quan độ che phủ rừng đã bước đầu lên.

Tài nguyên sinh vật

- Hệ thực vật:

Việt Nam là một quốc gia có sự đa dạng sinh học, hệ thực vật có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 600 loài rong biển. Trong đó có 1.200 loài thực vật đặc hữu, hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu trong xây dựng. Tỷ lệ số loài thực vật dùng làm dược liệu ở nước ta lên tới 28%. Hệ thực vật nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, gụ mật, Hoàng Liên chân gà, ba kích, hoàng đàn, cẩm lai, pơ mu…

- Hệ động vật:

Tính đến nay đã xác định được ở nước ta có 275 loài thú, 1.009 loài và phân loài chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2.038 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng, 1.600 loài động vật giáp xác, 350 loài động vật da gai, 700 loài giun nhiều tơ, 2.500 loài động vật thân mềm, 350 loài sa nhô được biết tên…

Hệ động vật Việt Nam có mức độ đặc hữu rất cao, 80 loài thú và phân loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng. Hệ động vật Việt Nam còn có một số loài quý hiếm như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, culy, vượn den, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, bò sừng xoắn, gà Lam đuôi trắng…

Tài nguyên khoáng sản

Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản

Các loại khoáng sản có quy mô lớn :

- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên . Năm 1996 lượng than khai thác là 10,9 triệu tấn than lộ thiên .

- Boxit : trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao 40 - 43%, chất lượng tốt, tập trung nhiều ở Nam Việt Nam .

- Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít, trữ lượng 129.000 tấn .

- Sắt: phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, ven sông Hồng . Trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn .

- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn .

- Ðồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, khai thác còn ít .

- Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao .

- Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy mô nhỏ ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên ..., trữ lượng khoảng 100 tấn .

- Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm: Granat, Rubi, Saphia...

- Ðá vôi: ở miền Bắc, miền Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà Tiên, trữ lượng 18 tỉ tấn) .

- Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trữ lượng là 2,6 tỉ tấn .

- Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa. Trữ lượng Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn, Ðồng bằng sông Cửu Long 300 triệu tấn, vịnh Thái Lan 300 triệu tấn. Sản lượng của Việt Nam 1995 là 10 triệu tấn/năm. Từ 1991 -1995 Việt Nam sản xuất 20 -23 triệu tấn dầu thô. Nhiều mỏ dầu lớn như Bạch Hồ, Ðại Hùng đang được khai thác và sản lượng ngày càng tăng.

Tài nguyên du lịch

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...

Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.

Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.

Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình)...

* Thiên tai ở vùng nước biển :

Thiên tai biển Việt Nam

I. Mở đầu
Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á. Do trải dài từ vĩ độ 8 xuống vĩ độ 23 vĩ độ Bắc cộng thêm hình dạng lãnh thổ có một bờ biển dài trên 3.000km, đã mở ra cho Việt Nam những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển và khai thác thềm lục địa nhưng cũng là nơi hứng chịu tác động của nhiều loại thiên tai biển gây ra.

Thiên tai biển ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của đối với người dân sống ven biển, để lại những thảm họa khó phai trong tâm trí nhiều người.

Các loại thiên tai biển thường xuất hiện ở Việt Nam như: bão – áp thấp nhiệt đới, nước dâng do bão, sương mù, tố lốc, trượt lở - xói lở, động đất dư chấn…

II. Thiệt hại do Thiên tai biển gây ra

Trong các loại thiên tai biển ở Việt Nam, bão lũ là một trong các tai biến thiên nhiên có sức tàn phá nặng nề, thường có tần suất xuất hiện cao ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trung bình hàng năm có khoảng 10 cơn bão hình thành trên Biển Đông, trong đó khoảng 4 - 6 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam thường từ tháng 5 đến tháng 12. Nhiều năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 đến 12 cơn bão đổ bộ một năm. Bão thường tạo ra hiện tượng nước dâng tác động vào đới bờ. Trong thời gian 30 năm qua, đã ghi nhận được tới một nửa số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã gây ra dâng cao mực nước trên 1 m và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nước biển trên 2 m. Trong trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đến vài mét. Ở một số vùng ven biển, bão thường tạo nên sóng và làm cho đường bờ biển hạ thấp đi một cách nhanh chóng. Do vậy, nước dâng do bão gây ra xâm nhập mặn sâu hơn vào đất liền. Bão gây ra những thiệt hại to lớn cho ngư dân đánh bắt cá trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thủy sản, tàn phá hệ thống đê ngăn chặn mặn, đưa nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng và các khu dân cư ven biển. Gió mạnh của bão còn gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây trái và mùa màng.

Nước dâng bão là những dao động dị thường của mực nước biển được sinh ra do tác động của từng cơn bão riêng biệt, có liên quan tới sự phát triển của một hoặc hệ thống xoáy thuận trong không gian.

Nước dâng bão là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm ở ven biển. Ở Việt Nam, một số cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển đã gây hiện tượng nước dâng lớn, cuốn đi tất cả đê điều, cầu cống, hoa màu ven biển, thậm chí cuốn trôi nhà cửa, con người. Nước biển tràn vào đồng ruộng làm cho dân không cày cấy được một thời gian dài.

Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn. Sương mù xuất hiện làm ảnh hưởng đến giao thông và tiến độ phát triển của cây trồng khu vực ven biển.

Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.

Đôi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.

Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Nguyên nhân sinh gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng. Không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.

Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Tố lốc có thể gây ra chết người, làm đắm tàu, thuyền trên biển, đổ nhà cửa, cây cối, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.

Trượt lở - xói lở là hiện tượng tai biến thiên nhiên do động lực biển gây ra. Trượt lở - xói lở bờ biển đang làm biến động đường bờ và tác động đến môi trường sống của vùng ven biển.

Trượt lở - xói lở ở nước ta hiện nay đã trở thành một trong nhưng thiên tai nghiêm trọng gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường. Hiện nay, trượt lở, xói lở đã và đang xảy ra trên hầu hết các đoạn bờ biển cấu tạo bởi các loại trầm tích bở rời chưa được gắn kết như cuội, sỏi, cát, bột-sét.

Thời gian gần đây, trượt lở - xói lở bờ biển đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Diễn biến sạt lở ngày càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, Nhà nước, các công trình phòng, chống lụt bão và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Khi có bão lớn, triều cường, nước dâng, hiện tượng xói lở trở nên đặc biệt nguy hiểm vì chúng vừa làm mất đất đai, đe dọa các khu dân cư, các công trình dân dụng, công nghiệp, vừa gây ra hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng phía trong đê.

Động đất là sự rung chuyển đột ngột của bề mặt Trái đất kèm theo sự giải phóng năng lượng trong Thạch quyển. Động đất là kết quả của sự chuyển động của các geologic fault hay những bộ phận trên vỏ trái đất.

“Vòng đai lửa” Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á là nơi tập trung nhiều động đất nhất (90% số động đất) trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng thường xuyên có động đất, nhưng ở mức độ không lớn lắm. Tuy nhiên, trận động đất mạnh 5,3 độ Richte xảy ra ở Lai Châu đã gây thiệt hại rất lớn về nhà cửa, tài sản cho thị xã Điện Biên.

Việt Nam có tất cả 35 khu vực có thể phát sinh động đất. Mức độ chấn động của động đất nằm trong khoảng từ 5,5 - 6,8 độ Ríchte (tức là có thể gây ra hư hại nhẹ về nhà cửa).

Hiểm họa động đất gây ra đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người và tác động tới sự ổn định của các công trình xây dựng, đê dập, hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng khác.

III. Kết luận

Để đưa ra biện pháp giảm thiểu những thảm họa có thể còn xảy ra ở ven biển Việt Nam, cần nắm được một số đặc điểm diễn biến thiên tai ở vùng ven biển nước ta, hiểu biết về nguyên nhân và bản chất của các hiện tượng thiên tai này.

Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư ở những nơi thường xuyên xảy ra các loại thiên tai này phải hiểu được đặc điểm của nó, cách phòng, chống, né tránh và chủ động thực hiện các biện pháp như: Chằng chống nhà cửa, bảo vệ mái nhà, không trú dưới gốc cây to ngoài đồng và không mang theo người các loại kim khí khi trời mưa có kèm theo sấm sét, khi đi trên các vùng đất trống trải; các nhà cao tầng phải có cột và dây thu lôi; không đi thuyền trên biển khi dông, tố, lốc xảy ra; vào thời kỳ thường xảy ra dông, tố, lốc cần hạn chế du lịch trên biển; quản lý chặt chẽ an toàn đối với các phương tiện giao thông đường thủy và nâng cao nhận thức về kỹ năng tự bảo vệ mình và cộng đồng dân cư.


Các câu hỏi tương tự
Neva tronie
Xem chi tiết
Hoang Duy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
trần thị diệu tường
Xem chi tiết
An Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
quynh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
trần thị diệu tường
Xem chi tiết