Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hưng linh

Hãy kể chuyện 1 lần nói dối mẹ

Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 12:11

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.


Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

Nguyễn Duy Khang
8 tháng 1 2018 lúc 15:44

Các bạn nghĩ rằng mắc lỗi chỉ là chuyện thường thôi, nhất là với trẻ con, có phải không? Nhưng có một lần tôi đã mắc phải một lỗi rất đáng trách mà tôi nhớ đến tận bây giờ.

Hôm đó là ngày thứ bảy, trời nắng đẹp. Tôi tung tăng tới lớp trên con đường quen thuộc. Vừa đi, tôi vừa ấm ức nghĩ: “Hôm nay là ngày về bà ngoại thế mà bố mẹ chẳng cho mình nghỉ học. Đằng nào cũng chỉ bỏ mất một buổi học thôi, lo gì?”. Suy nghĩ miên man mà không để ý là tôi đã tới trường từ lúc nào. Các bạn tất bật vào lớp, còn tôi thì cứ đứng ngoài cổng trường ngần ngừ không muốn vào. Hai dòng tư tưởng cứ đan xen vào nhau, hoặc là tôi về nhà hoặc là vào học. Nhưng vì chưa bao giờ bỏ học nên tôi sợ lắm, nghĩ đủ mọi điều không tốt. Tôi cứ đứng trước cổng trường như thế đến - mười lăm phút. Tiếng trống gióng giả vang lên như thúc giục tôi. Lúc này sân trường chĩ còn lại vài bạn học sinh đi muộn. Thấy tôi cứ đứng đó mãi, bác bảo vệ hỏi: “Cháu có vào lớp không để bác còn đóng cổng?”. Tôi trả lời như vô thức: “Dạ không, cháu chỉ đi qua chờ anh cháu thôi ạ”. Và cánh cổng trường đóng lại trước mắt tôi. Tần ngần hồi lâu, tôi quay bước ra về. Thấy tôi, bố liền hỏi, “sao con lại về?”. Lúc này tôi đang mải mê suy nghĩ, nghe tiếng bố hỏi, tôi giật mình trả lời: “Dạ, hôm nay cô ốm không có ai dạy thay nên bọn con được nghỉ”. Bố cười với tôi: “Vậy thì con vào chuẩn bị đi, bố đưa con đến nhà ông ngoại. Mẹ cũng ở đấy rồi”. Nghe bố nói thế, tôi mừng rơn, quên sạch cả chuyện tôi trốn học. Nhưng kẻ nói dối thì không thể nào mà ung dung được. Tối đến, tôi cứ thấp thỏm lo sợ nhỡ ra bố mẹ biết. Và... điều mà tôi lo sợ đã đến. Chuông điện thoại nhà tôi reo vang: “Reng... reng...”. Bố nhấc máy. Khuôn mặt bố đang tươi tỉnh bỗng nhiên tối sầm lại. Bố đặt máy xuống, quay lại phía tôi rồi hỏi: “Sao hôm nay con không đi học?” - giọng bố pha chút buồn buồn. Tôi đứng trân trân nhìn bố, miệng ấp úng: “Con... con”. Bố hỏi lại lần nữa: “Tại sao?”. Tôi bật khóc và tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện trong tiếng nấc. Tôi hứa với bố là tôi sẽ không bao giờ tái phạm nữa, nhưng bố bảo lần này bố phải đánh đòn để cho tôi nhớ. Tôi nín lặng không dám khóc nữa, phần vì sợ bố, phần vì tôi thấy không xứng đáng được khóc. Từ đó trở đi tôi quyết tâm không nói dối bố mẹ dù chỉ nửa câu.

Tôi cảm ơn bố nhiều lắm. Nhờ bố mà tôi đã hiểu ra moij việc. Nói dối là một tính xấu.

Lưu Phương Ly
8 tháng 1 2018 lúc 19:09

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con?" Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: ''Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!".

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tửTrao con ấm áp tựa nắng chiều".

Nguyễn Phương Linh
11 tháng 1 2018 lúc 12:19

Trong cuộc đời này, ai ai cũng có những chuyện vui buồn. Tôi cũng vậy nhưng tôi vẫn còn nhớ chuyện tôi đã nói dối mẹ. Đó là một câu chuyện thật bổ ích và cũng nhờ nó đã cho tôi một bài học.

Hôm ấy là ngày sinh nhật của tôi. Tôi háo hức và chuẩn bị sinh nhật thật hoành tráng. Buổi sinh nhật diễn ra thật vui vẻ và tôi còn vui hơn nữa khi nhận được bao nhiêu món quà từ người thân, gia đình và bạn bè. Thời gian cứ trôi đi, cứ trôi đi, buổi sinh nhật cũng đã kết thúc. Mẹ bảo tôi:

- Linh ơi, con lên gác học bài đi!

Tôi vâng vâng dạ dạ rồi đi lên gác học bài. Tôi cố bài nhưng trong tâm trí tôi vẫn còn hiện lên những tiếng nói , tiếng cười trong buổi sinh nhật. Vậy là tôi không học bài nữa và tôi cũng rất tò mò xem món quà mà mọi người tặng cho tôi là gì. Tôi đóng cửa phòng lại và bóc từng món quà." Ôi! Toàn là những đồ mà mình thích. Nào là tiền, đồ chơi, sách, truyện...". Trời đã muộn rồi, tôi mệt quá, liền đi ngủ ngay. Sáng hôm sau, tôi ngủ tôi ngủ dậy và đi học bình thường. Bạn Mai - người bạn thân của tôi đến và hỏi:

- Này, Linh ơi, bạn học bài chưa?

Tôi ngạc nhiên:

- Ơ, hôm nay có cái gì đâu mà tôi phải học bài vậy?

- Hôm nay có bài kiểm tra. Bộ bạn quên ròi à? Cô giáo nói rồi mà!

- Ừ...Không có gì đâu!..Baj tranh thủ thời gian mà học bài đi!

Không may, đúng lúc đó, tiếng trống trường vang lên " Tùng..Tùng... Tùng". Ôi! Không thể nào, mình ocnf chưa học bài nữa mà! Cô Hồng bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào cô và đồng thanh:

- Chúc con chào cô ạ!

- Rồi các em ngồi xuống đi!

Cô mang một tập đề ra và nói:

- Như hôm trước cô đã bảo các em về nàh học bài để hôm nay kiểm tra! Chúc các em làm bài tốt!

Rồi tôi nhận bài kiểm tra… Đây là những kiến thức mà cô dạy rồi mà nhưng mình đã quên tất cả… và chỉ còn vài kiến thức xíu thôi! Thế rồi tôi làm được hai ba câu; còn mấy bạn khác đã làm gần hết rồi. Tôi đọc đầu bài và viết những gì tôi nghĩ. Thời gian cứ thế mà trôi, 45 phút làm bài đã hết. cả ngày ở trường tôi chỉ biết lo sợ và lo sợ. Trong đầu luôn luôn nghĩ đến hình ảnh ba mẹ tức giận và cho tôi một trận cuồng phong. Ba hồi tiếng trống trường vang lên báo hiệu đã kết thúc buổi học. Mẹ thấy tôi và gọi:

- Linh ơi, mẹ ở đây!

Tôi tiến gần chỗ mẹ đang đứng và nói:

- Con chào mẹ

- Ở trường, con làm bài thế nào?

- Hôm nay, ở trường, chúng con không làm bài kiểm tra. – Tôi nói dối mẹ

- Thôi con lên xe đi!

- Vâng ạ.

Buỏi tối, khi gia đìn tôi đang ăn cơm. Bỗng có tiếng chuông điện thoại reo lên: “Reng! Reng! Reng!”, tôi bắt đầu lo lắng… Thì ra đó là bác Năm gọi lên để ngày mai lên ăn giỗ. Mẹ bảo tôi:

- Con ạ, ngày mai chúng ta đi về quê thì phải nói với cô giáo một tiếng.

- Vâng…- Tôi nói li nhí trong cổ họng

Lúc đó, tôi ra ngày ngoài xem tivi. Rồi tôi nghe mẹ nói với cô:

- Chào cô, em là phụ huynh của cháu Nguyễn Phương Linh, lớp 6A6. Ngày mai nhà chúng tôi có việc nên cô cho cháu nghỉ một buổi ạ!

Tôi không biết mẹ và cô nói chuyện gì, tôi nghe mẹ nói với cô bằng giộng trầm hơn “Vâng… Vâng..Tôi sẽ bảo ban cháu ạ! Em chào cô!”. Sau cuộc trò chuyện đó, mẹ tỏ ra rất lạnh lung với tôi, thi thoảng mẹ mới nói một câu. Đêm đến, tôi không thể ngủ được trong tâm trạng bất an. Đầu óc tôi không nghĩ được gì ngoài cách cư xử của mẹ đối với tôi. Tôi cố nhắm ngủ nhưng không thành. Rồi tôi thiếp đi từ lúc nào không biết. Ngày hôm sau, tôi về quê cùng ba mẹ để ăn giỗ nhưng mẹ vẫn tỏ ra lạnh lung với tôi. Buổi ăn giỗ diễn ra suôn sẻ. Buổi tối hôm đó, mẹ sang phòng tôi và đưa cho tôi một cuốn truyện và nói:

- Con hãy đọc cuốn truyện này và khi con hiểu ra vấn đề thì hãy nói với mẹ!

Mẹ nói xong và ra khỏi phòng. Tôi cầm quyển truyện lên mà tay tôi run run. Nhìn tựa đề của truyện mà sao lạ vậy? – “Hạt giống tâm hồn”. Tôi mở trang đầu và bắt đầu đọc. Nó nói về lỗi lầm của con người: “ ta có thể nhìn thấy lỗi lầm của người khác nhưung còn khi ta nhìn lỗi lầm của mình thì sao? Nó luôn luôn ở đằng sau ta và không bao giờ tiến lên được, trừ khi nào ta nhận ra sai lầm của mình…”. Đọc từng đó thôi tôi đã biết mẹ muốn tôi nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi quyết định sang phòng mẹ để xin lỗi. Tôi nói với mẹ:

- Con biết lỗi của mình rồi thưa mẹ, lần sau con sẽ khắc phục.

- Con biết lỗi là tốt rồi! Có lẽ con đã hiểu ý nghĩa của quyển “Hạt giống tâm hồn”. Lần sau con được như vậy, nghe chưa?

- Vâng ạ!

Khi về phòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm hẳn đi! Tôi lên giường ngủ và bắt đầu mơ một giấc mơ tuyệt dẹp. Từ câu chuyện đó, tôi đã rút ra một bài học: đừng bao giờ nói dối bởi nói dối sẽ làm mất niềm tin của người khác và nó sẽ bào mòn nhân cách và đạo đức của bạn. Cho nên chúng ta cần phải sống trung thực để được mọi người quý mến và trở thành một người có ích trong xã hội.

Câu chuyện này đã trôi đi đã lâi rồi nhưng ý nghĩa của nó vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi.

Nguyễn Hải Đăng
8 tháng 1 2018 lúc 12:11

Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nguyễn Duy Khang
8 tháng 1 2018 lúc 15:39

Tôi còn nhớ mãi cái lần đầu tiên nói dối mẹ. Đến bây giờ tôi đã học hỏi được nhiều bài học cho cuộc sống. Nhưng những lời khuyên răn, dạy bảo của mẹ về bài học đầu tiên ấy vẫn còn in đậm trong kí ức của tôi.

Năm ấy, tôi mới có bốn tuổi. Hồi đó, bố mẹ tôi đi làm cả, chỉ có tôi và bà ở nhà. Một hôm, nhân lúc bà tôi ra vườn chăm sóc cây, tôi liền lôi bóng ra đá. Vì sợ bà biết thì bị mắng nên tôi chỉ chơi ở trong nhà. Từ nhỏ, tôi đã có một niềm say mê đến kì lạ với trái bóng tròn. Nhưng mẹ chỉ mua cho tôi một trái thôi vì mẹ bảo con gái không nên chơi trò ấy. Thế là suốt ngày tôi quanh quẩn với trái bóng ở trên giường. Mẹ không cho tôi xuống đất vì sợ tôi ngã gãy chân. Những lúc bà ra khỏi nhà, tôi lại lén thả bóng xuống đất để đá. Và lần này cũng không ngoại lệ. Tôi say sưa đá bóng từ phòng trong ra phòng ngoài. Tự nhiên nổi hứng, tôi liền đá quả bóng lên cao, chờ nó rơi xuống thì bắt. Nhưng trái bóng tròn đâu có rơi theo ý muốn của tôi mà lại nhằm hướng cái tủ của mẹ tôi mà đáp xuống. “Choang!”. Điều mà tôi lo lắng đã đến. Chiếc đĩa sứ rất đẹp mà mẹ tôi yêu thích giờ chỉ còn là những mảnh vụn ở dưới sàn. Tôi đứng sững người ra một lúc mà chẳng còn biết làm gì hơn. Lát sau, khi đã nhúc nhích được, tôi quay lại thấy bà vẫn chưa vào liền cất ngay quả bóng vào chỗ cũ.

Khi quay ra thì vừa lúc bà tôi vào. Thoáng thấy con mèo chạy qua, tôi liền đổ tội ngay cho nó. Bà tôi chẳng nói gì, chỉ lặng lẽ quét dọn. Tôi thấy bà buồn, có lẽ bà hiểu mẹ tôi quý nó đến thế nào. Còn tôi thì cứ thấp thỏm, lo lắng. Đến chiều, mẹ tôi về. Khi vừa biết chuyện, tôi thấy mặt mẹ như tái đi. Mẹ cũng chẳng nói gì, chỉ lặng lẽ đi nấu cơm. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ gạt nước mắt. Chắc là mẹ buồn lắm. Đến tối, tôi thấy mẹ đi nằm sớm, chẳng xem ti vi như mọi hôm. Tôi cảm thấy ân hận vô cùng. Thu hết can đảm, tôi vẫn nằm bên mẹ. Tôi từ từ nói hết mọi chuyện với mẹ và chỉ lo bị mẹ mắng. Nhưng không, mẹ ôm tôi vào lòng và khen tôi dũng cảm, đã biết nhận lỗi. Sau đó, mẹ chẳng mắng tôi câu nào. Mẹ giải thích cho tôi rằng nói dối là xấu và muôn làm người tốt thì phải thật thà. Tối hôm đó, tôi ngủ bên mẹ và thấy vui vì có thêm một bài học.

Tôi cảm ơn người mẹ kính yêu của tôi - đã dạy bảo tôi những bài học vô cùng quý giá cho bản thân. Nhờ mẹ mà tôi hiểu ra và không bao giờ nói dối ai hết. Tôi cũng hối hận về việc làm của mình.


Các câu hỏi tương tự
Hưng linh
Xem chi tiết
Người iu JK
Xem chi tiết
✿◕ ‿ ◕✿  Nhóc Đáng Yêu
Xem chi tiết
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Madoka
Xem chi tiết
le xuan duy
Xem chi tiết
Yuzuri Yukari
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Trần Lê Bảo Nhi
Xem chi tiết