Bắt đầu tứ sự xuất hiện nổi bật, rồi đến những lời ngợi ca ko ngớt về cái tài nghệ mĩ miều cùa người thầy đi truyền dạy cái hay, cái đẹp trong chữ Nho, Vũ Đình Liên cứ thế mà tôn lên dáng vẻ sánh ngang với rồng tiên ấy. Nhưng, người càng cố tô diểm thêm bao nhiêu, thì cái sầ, cái đau thương đã xảy ra càng có sức đè nén. Cái nghiệ dạy học tôn quí xưa, vì thị hiếu đổi thay đã đến mức phải suy thành cái nghiệp bán chữ. Và giờ chữ cũng ko còn giá trị gì nữa, khổ ba xuất hiện: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”
Xuyên suốt chính hai khổ ba, bốn, nghệ thuật dã được sử dụng hết mức để hiện cho ra cái tàn lụi, cái “niềm cảm thương” mà tác giả dành cho ông đồ. Từ “nhưng” báo hiệu một sự đối lập, tương phản, trong khi điệp từ “mỗi” cứ nhịp theo dong chảy lien hồi đến lạnh lung của thời gian. Nó làm tăng tiến thêm sự trống vắng của những vị khách, càng lúc càng ít đi. Để rồi ngòi bút phải bật ra một câu hỏi: “Người thuê viết nay đâu”. Hỏi đấy, nhưng là để đánh vào long người đọc. Câu hỏi tu từ đã đưa cái nghệ thuật của bài thơ chạm tơi cái tình của ta, khiến ta phải tự nhìn lại mình, và thấy:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Rõ ràng là nhân hóa, đưa cái hồn vào giấy, mực mà tạo nên cả bầu ko khí trầm ưu. Giấy ko đc viết, màu đỉ của nó trở nên vô duyên. Mực ko đc mài, lặng lẽ đọng thành đáy cặn. Chúng làm sao mà vui đc trong sự bỏ rơi như thế? Chúng, là những vật gắn liền với ông đồ và cũng đại diện cho ông, buồn nỗi buồn của ông
Hai câu thơ tiếp theo của khổ 4 đã tạc nên hình ảnh ”cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” ngồi im bất động như một pho tượng đã thực sự bị lãng quên giữa chốn đông người. Cảm giác đó thật đau đớn, đến lá vàng ảm đạm rơi trên giấy, ông cx ko cần phủi đi. Dù người “vẫn ngồi đấy”, vẫn có níu kéo một tia hi vọng, nhưng thực tại trả lại ông đầy phũ phàng. Mưa bụi gợi cảnh buồn, nó phủ lên bài thơ một lớp trắng mờ lạnh lẽo. Mưa đya là mưa trong long hay ngoài trời? Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã thực sự thành công, cái tài của Vũ Đình Liên là tạo nên cả một ko gian đầy buồn thảm, và làm ông đồ chìm trong đó. Con người phủ nhận ông, giờ cả thiên nhiên cx thế. Để rồi Vũ Trọng Phụng phải nói rằng: “lá vàng, mưa bụi đã phủ lên một lớp khan liệm, đưa ông đồ về với trốn bằng an”
(Tui đang rảnh cực mạnh)
Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.
+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy - không ai hay, người muôn năm cũ - hồn ở đâu,...).
- Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).
- Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.
Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.
- Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ồng đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay. Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của
Ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.
Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ?
Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông, rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. Về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc không nguôi.