Hướng dẫn soạn bài Sau phút chia li

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yurika Yuki

Hãy chỉ ra mộ cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ Sau phút chia li (ngữ văn 7 tập 1 trang 91 )và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó

Điệp ngữ. Kiểu điệp ngữ.

Tác dụng.

Nguyễn Khả Vy
9 tháng 6 2017 lúc 17:09

BẠN TỰ KẺ BẢNG NHA

Bài thơ đã diễn tả sâu sắc nồi sầu chia li của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu đó được tác giả diễn tả bằng ngôn từ điêu luyện và đặc biệt là việc sử dụng điệp ngữ rất tài tình. Điệp ngữ trong bài có rất nhiều dạng:
- Điệp ngữ là một từ: Hàm Dương, Tiêu Tương
- Điệp ngữ là môt câu: Chàng thì đi ... Thiếp thì về...
- Điệp ngữ chuyển tiếp (dạng vòng):
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...
Tác dụng: Các điệp ngữ trong bài rất phong phú, đã mang lại giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn. Nổi sầu li biệt của người chinh phu và chinh phụ được diễn tả vô cùng ấn tượng, gợi lện hình ảnh một cuộc chia li bất tận

-Điệp ngữ cách quãng:

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cắt Tiêu Tương mấy trùng.

Tác dụng:Gợi lên sự xa cách của không gian.

-Điệp ngữ đầu - cuối: Phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới.

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dây xanh ngắt một màu

Tá dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu,nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

Có gì thiếu sót bạn bổ sung nhé!.Thấy được thì bạn tham khảo nha!

Ngọc Anh
1 tháng 10 2017 lúc 11:24
Câu 5. Lưu ý ở đây câu hỏi yêu cầu chúng ta tìm điệp ngữ chứ không tìm điệp từ. Có 2 kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ Điệp ngữ cách quãng : Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tác dụng : Gợi lên sự xa cách của không gian. - Điệp ngữ đầu – cuối : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới : Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Tác dụng : Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi nhớ tick mk nhe
ngoc
1 tháng 10 2017 lúc 11:30
Qua khổ thơ thứ 2, nỗi sầu chia li đó càng được khắc sâu và tô đậm hơn, xoáy sâu hơn. - Cách dùng phép đối ‘còn ngoảnh lại – hãy trông sang’’ thể hiện sự trông ngóng đợi chờ, sự luyến tiếc nhớ thương giữa chàng và thiếp trong xa cách. Hàm Dương địa danh ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn Tiêu Tương lại ở tỉnh Hồ Nam cách xa vời vợi, thế mà chàng và thiếp vẫn ‘cố’’ ‘ngoảnh lại – trông sang’’ để mong được nhìn thấy nhau. - Cách điệu từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa làm tăng thêm sự xa cách nghìn trùng giữa hai người và nói lên nỗi sầu chia li dằng dặc.

Các câu hỏi tương tự
Bùi Hiền Thảo
Xem chi tiết
Bùi Hiền Thảo
Xem chi tiết
Yurika Yuki
Xem chi tiết
Hoàng Danh
Xem chi tiết
do thi ngoc huyen
Xem chi tiết
pham phuong anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Thanh Nga
Xem chi tiết
khánh linh
Xem chi tiết
Danniel Phát
Xem chi tiết