Tóm tắt: Các thông số đã biết m1=m2=m; l; r<<l; g
Hình đây nhé bạn nhìn kĩ, mình sẽ chỉ biểu diễn lực lên một quả cầu thôi vì quả cầu kia giống hệt nó nên lực cũng vậy thôi.
Các lực tác dụng lên quả cầu: Trọng lực P; Lực căng T; Lực điện F. Hợp lực của F và P đương nhiên sẽ cân bằng với T để quả cầu cân bằng.
Lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu F=\(k \frac{|q_{1}q_{2}|} {r^2} \), vì hai quả cầu tích điện như nhau nên q1=q2=0 giả sử >0 vì nếu <0 thì cũng vậy, khi đó F=k\(\frac {q^2} {r^2}\)
Điều kiện cân bằng \(\vec {F}+\vec{P}+\vec{T}=\vec{0}\)
Chiếu lên Ox: F-Tsinα=0 <=>F=Tsinα (1)
Chiếu lên Oy: Tcosα-P=0 <=>P=Tcosα (2)
lấy (1) chia (2) theo vế <=> \(\frac {F} {P} \)=tanα
<=>F=Ptanα <=> k\(\frac {q^2} {r^2}\)=mgtanα
Theo hình vẽ <=> tanα = \(\frac {0,5r} {\sqrt{l^2-(\frac{r}{2})^2}}\), lại có l>>r nên mẫu thức gần như bằng l, nghĩa là tanα≃\(\frac {r} {2l}\)
khi đó k\(\frac {q^2} {r^2}\)≃mg\(\frac {r} {2l}\)
<=>q2≃mg\(\frac {r^3} {2lk}\)
<=>q≃\( \sqrt{{\frac {mgr^3} {2lk}}}\)
Vậy điện tích 2 quả cầu xấp xỉ \( \sqrt{{\frac {mgr^3} {2lk}}}\)