Chương IV - Dao động và sóng điện từ

Thành Vũ

Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với: \(4q_1^2+q_2^2=1,3.10^{-17}\), q tính bằng C. Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10-9 C và 6 mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng

A. 4 mA.                      

B. 10 mA.                       

C. 8 mA.                        

D. 6 mA.

Hoang Hung Quan
17 tháng 5 2017 lúc 22:42

Giải:

Cho \(q_1=10^{-9}C\)\(i_1=6mA\)\(4q_1^2+q^2_2=1,3.10^{-17}\left(1\right)\)

Thay \(q_1=10^{-9}C\) vào \(\left(1\right)\) ta có:

\(4q^2_1+q_2^2=1,3.10^{-17}\left(1\right)\Rightarrow q_2=3.10^{-9}C\)

\(4q_1^2+q^2_2=1,3.10^{-17}\) lấy đạo hàm 2 vế theo thời gian \(t\)

\(\Rightarrow8q_1i_1+2q_2i_2=0\left(2\right)\)

Thay \(q_1=10^{-9}C\)\(i_1=6mA\)\(q_2=3.10^{-9}C\) vào \(\left(2\right)\) ta có:

\(8q_1i_1+2q_2i_2=0\Rightarrow i_2=8mA\)

Vậy ta chọn \(C.\)

Bình luận (0)
Hai Yen
25 tháng 1 2015 lúc 23:06

Chú ý: dòng điện tức thời  \(i = \frac{dq(t)}{dt} = q(t)'\)

\(4q_1(t)^2+q_2(t)^2 = 1,3.10^{-17} .(1)\)

Lấy đạo hàm 2 vễ  phương trình (1). Chú ý  \((q(t)^n)' = n.q(t)^{n-1}.q(t)'\)

=> \(4.2.q_1(t).q_1(t)' + 2.q_2(t).q_2(t)' = 0\) 

=> \(8q_1.i_1 + 2q_2i_2 = 0.(2)\)

Tại thời điểm t có \(q_1 = 10^{-9}C\) . Thay vào \((1)\) => \(q_2 =\sqrt{ 1,3.10^{-17} - 4.10^{-18}} = 3.10^{-9} C.\)

Thay \(q_1 = 10^{-9}C;i_1 = 6mA; q_2 = 3.10^{-9}C \) vào \((2)\)  ta được \(i_2 = -8mA.\)

=> Cường độ dòng thứ hai là 8mA. (độ lớn)

Chọn đáp án. C. 8mA

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Giã Văn Tuấn
Xem chi tiết
Thư Hoàngg
Xem chi tiết
Thu Hà
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Minh
Xem chi tiết
h
Xem chi tiết
Ngọc Mai
Xem chi tiết
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Tojidofukuto Rika Tedomi
Xem chi tiết
rrr rrr
Xem chi tiết