Hai gương phẳng hình chữ nhật giống nhau được ghép chung theo một cạnh tạo thành góc anpha. Trong khoảng giữa hai gương có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đập vuông góc vào gương thứ nhất sau khi phản xạ ở gương thứ nhất thì đập vào gương thứ hai, sau khi phản xạ ở gương thứ hai lại đập vào gương thư nhất và phản xạ trên gương thứ nhất. Tia phản xạ cuối cùng vuông góc với hai đầu mép gương.
a) Vẽ hình minh họa, nêu cách vẽ
b) Tính góc anpha
a)
- Vẽ tia SI1 ⊥ (G1 )
- Tia phản xạ I1SI2 đập vào (G2)
- Dựng pháp tuyến I2N1 của (G2) từ đó vẽ tia phản xạ I2I3 đập vào (G1)
- Dựng pháp tuyến I3N2 của (G1) vẽ tia phản xạ cuối cùng I3K
b) Ta có: \(\widehat{I_1I_2N_1}=\alpha\) (cặp góc cạnh tương ứng vuông góc
⇒ \(\widehat{I_1I_2I_3}=2\alpha\)
mà \(\widehat{I_1I_2I_3}=\widehat{I_2I_3N_2}=\widehat{N_2I_3K}\)
Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: \(\widehat{KI_3M_1}=\widehat{I_2I_3O}=90^0-2\alpha\)
⇒ \(\widehat{I_3M_1K}=2\alpha\)
ΔM1OM2 cân tại O ⇒ α + 2α + 2α = 1800 ⇒ α = 360