Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Câu 1 (1,5 điểm)
Hai chất lỏng 1 và 2 có khối lượng riêng lần lượt là D1 và D2 có thể hòa tan được vào nhau. Một khối nhựa hình hộp đặc, đồng chất có thể tích Vo, nổi được trong hỗn hợp hai chất lỏng. Nếu ta trộn lẫn hai chất lỏng theo tỉ lệ thể tích bằng nhau thì phần thể tích khối nhựa chìm trong hỗn hợp này là V1. Nếu ta trộn hai chất lỏng theo tỉ lệ khối lượng bằng nhau thì phần thể tích khối nhựa chìm trong hỗn hợp là V2. Nếu thả khối nhựa vào chất lỏng 1 thì phần thể tích khối nhựa chìm trong chất lỏng 1 là Vc1 = 0,75Vo. Nếu thả khối nhựa vào chất lỏng 2 thì phần thể tích khối nhựa chìm trong chất lỏng 2 là Vc2 = 0,6Vo. TínhV1 và V2 theo Vo.
Câu 2 (2,0 điểm)
Ba người đi xe đạp, đều xuất phát tại A, chuyển động trên cùng một đường thẳng từ A đến B với vận tốc không đổi. Người thứ nhất có vận tốc v1 = 8km/h. Người thứ hai có vận tốc v2 = 10km/h và xuất phát sau người thứ nhất 15 phút. Người thứ ba xuất phát sau người thứ hai 30 phút và đuổi kịp hai người đi trước tại hai nơi cách nhau 0,45km. Tìm vận tốc của người thứ ba.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 300g chứa 500g nước và 200g nước đá, tất cả đều ở cùng nhiệt độ 0oC.
a. Cho vào nhiệt lượng kế một thỏi nhôm khối lượng 100g ở nhiệt độ 100oC. Chứng tỏ rằng nước đá nóng chảy không hoàn toàn, tính khối lượng nước đá còn lại trong nhiệt lượng kế.
b. Cho thêm vào nhiệt lượng kế 50g hơi nước ở 100oC. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp. Cho nhiệt dung riêng của đồng, nhôm và nước lần lượt là 380J/kg.K, 880J/kg.K và 4200J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0oC là 3,4.105J/kg, nhiệt hóa hơi của nước ở 100oC là 2,3.106J/kg. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
Câu 4 (1,0 điểm)
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì L1 có quang tâm O1, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng 36cm. Sau L1 cách nó một khoảng 88cm đặt một màn M, rồi đặt giữa L1 và màn M một thấu kính hội tụ L2 đồng trục với L1 có quang tâm O2 và tiêu cự f2 = 24cm. Giữ vật, thấu kính L1 và màn cố định, dịch chuyển L2 thì tìm được hai vị trí đặt L2 cách nhau 20cm đều cho ảnh rõ nét trên màn. Tính tiêu cự f1 của thấu kính L1.
Câu 5 (1,0 điểm)
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính có điểm A nằm trên trục chính và ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ L. Nếu dịch vật lại gần thấu kính 5cm thì ảnh dịch chuyển ra xa thấu kính 10cm, nếu dịch chuyển vật ra xa thấu kính 40cm thì ảnh dịch chuyển lại gần thấu kính 8cm, các ảnh này đều là ảnh thật. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Người ta trộn hai chất lỏng có nhiệt dung riêng, khối lượng, nhiệt độ ban đầu lần lượt là: m1, c1, t1 và m2, c2, t2. Tính tỉ khối của 2 chất lỏng \(\dfrac{m_1}{m_2}\) trong các trường hợp hiệu nhiệt độ ban đầu của 2 chất lỏng so với hiệu giữa nhiệt đọ cân bằng và nhiệt độ đầu của chất lỏng thu nhiệt bằng tỉ số \(\dfrac{a}{b}\)
Mọi người giúp mk vs ạ
Bài 1: Trọng lượng của miếng gỗ và miếng chì trong không khí lần lượt là P1 = 10 N và P2 = 56,5 N. Buộc chặt hai miếng vào nhau và treo vào một cân đòn rồi thả chìm hoàn toàn trong nước, cân chỉ 41,5 N.
a. Xác định khối lượng riêng D1 của gỗ. Biết khối lượng riêng của chì D2 = 11300 kg/m3 và của nước D3 = 1000 kg/m3.
b. Khi nhúng cả 2 vật vào một chất lỏng có khối lượng riêng D0 người ta thấy cân chỉ số 0. Tính D0?
một vật rắn hình cầu nằm ở một đáy bình đựng đầy chất lỏng .xác định tỉ số lực đẩy acssimet tác dụng lên vật ở \(0^oC\) và \(t^oC\) .hệ số nở khối của chất rắn là \(\beta1\) của chất lỏng là \(\beta2\)
Bài 1: Hãy xác định khối lượng riêng của một miếng kim loại nhỏ với các dụng cụ sau: 1 bình trụ đựng nước, 1 chiếc bát, 1 cái thước milimet.
Bài 2: Người ta rót 1 chất lỏng có khối lượng riêng D vào 1 bình trụ thẳng đứng, diện tích đáy bình là S. Mực chất lỏng trong bình sẽ thay đổi bao nhiêu, nếu ta thả vào bình 1 vật có khối lượng m hình dạng bất kì, không đồng nhất, bên trong rỗng và không chìm đc.
Bài 3: Bằng thực nghiệm hãy xác định khối lượng riêng của 1 hạt chanh đang chìm dưới đáy 1 cốc nước. Cho sẵn dụng cụ: 1 chiếc cân; một hộp đựng rất nhiều muối ăn; và nước đã biết khối lượng riêng là Do.
Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng m1 = 200g chứa m2 = 400g chất lỏng ở nhiệt độ t1= 10oC . đổ thêm vào nhiệt lượng kế m3 = 400g chất lỏng có nhiệt độ t1= 31oC thì nhiệt độ cuối cùng là t2 = 20oC . Hãy xác định nhiệt dung riêng của chất lỏng . Biết nhiệt dung riêng của đồng là 400J/kg.k
Trong một nhiệt lượng kế có chứa 3 chất lỏng khối lượng lần lượt là m1, m2, m3. Các chất lỏng này không tác dụng hoá học với nhau, nhiệt độ ban đầu và nhiệt dung riêng của chất lỏng lần lượt là t1, t2, t3 và c1, c2, c3. Xác định biểu thức của nhiệt độ sau cùng của hỗn hợp và nhiệt lượng cần thiết để làm nóng hỗn hợp tới nhiệt độ t4.
* Áp dụng bằng số với m1 = 1kg, m2 = 10kg, m3 = 5kg, nhiệt độ ban đầu và nhiệt dung riêng lần lượt là 60C, - 400C, 600C, 2kj/kgK, 4kj/kgK, 2kj/kgK.
Có một ngọn đèn treo ở trên cao và vào một buổi tối tỏa sáng trên một bãi phẳng
Hãy tìm cách định độ của đèn trong 2 trường hợp :
A, Có thể đến được chỗ treo đèn?
B, Không thể đến được chỗ treo đèn
Dụng cụ Một thước thước gỗ thẳng
Một thanh AB hình trụ đồng chất tiết diện S= 100 cm2, dài l= 1m. Thanh AB được treo thẳng đứng, đầu trên móc vào lực kế, phần dưới thanh được nhúng vào 2 lớp chất lỏng chứa trong 1 bể rộng. Khi thanh cân bằng, \(\frac{1}{2}\)chiều dài của thanh ngập trong dầu, \(\frac{1}{4}\)chiều dài của thanh ngập trong nước và số chỉ lực kế là 20N. Biết TLR của nước là 10000N/m3, dầu 8000N/m3 và của thanh AB là 8500N/m3. Sau đó người ta tháo bỏ lực kế và thả để thanh tự dịch chuyển chậm đi xuống, vị trí cân bằng mới cũng trong trạng thái thẳng đứng trong 2 chất lỏng nói trên. Hỏi chiều dài mỗi phần của thân trong mỗi loại chất lỏng???