Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Nguyễn Thảo Nguyên

Góc nhìn khác về toàn cầu hoá

Phương Dung
26 tháng 9 2020 lúc 18:05
GÓC NHÌN KHÁC VỀ TOÀN CẦU HÓA

Toàn cầu hóa được đề cập lần đầu từ những năm 1960 và là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nhất hiện nay. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động, nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu (theo Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế). Nhưng dịch Covid-19 đang mang lại cho chúng ta một góc nhìn khác về toàn cầu hóa, khi nó trở thành con dao hai lưỡi cho doanh nghiệp và tạo hiệu ứng dây chuyền của sự phá vỡ chuỗi cung ứng “toàn cầu”, bắt nguồn từ một phiên chợ tại Vũ Hán.

Đại dịch này đang được so sánh với dịch SARS năm 2013, nhưng hiện tại sức ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với thế giới đã khác đi rất nhiều. Năm 1952, GDP Trung Quốc là 30 tỷ USD. Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản thành nền kinh tế lớn nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Kể từ đó, họ vẫn nắm giữ vị trí này. Nhiều nhà kinh tế dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ năm 2030. Tuy nhiên, theo WB, nếu tính GDP theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP), Trung Quốc đã vượt Mỹ từ năm 2014.

GDP của Trung Quốc qua các đời lãnh đạo. Nguồn: CNBC

Trung Quốc đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Như việc họ đã giải được bài toán nhân công cho thế giới công nghiệp, và tái định hình “công xưởng thế giới” (An Chi, 2020). Nền kinh tế Trung Quốc ngày nay có quy mô lớn hơn nhiều so với 17 năm trước. IMF ước tính quốc gia tỉ dân đóng góp 20% đầu ra sản phẩm toàn cầu so với con số 8,5% của năm 2003. Theo Ngân hàng Thế giới, quốc gia này chiếm 35% tổng tăng trưởng kinh tế toàn cầu (tính theo đô-la Mỹ) trong giai đoạn 2017-2019, gần gấp đôi tỷ lệ 18% của nước Mỹ và cao gấp bốn lần con số 7,9% của EU.

Vì vậy một khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng toàn cầu sẽ mạnh mẽ hơn nhiều so với đợt dịch bệnh trước. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cải thiện đáng kể mạng lưới Logistics – mạch máu liên kết của chuỗi cung ứng, đặc biệt là vận tải đường hàng không và đường biển. Nhưng giờ đây, chính hệ thống đó lại gián tiếp trở thành đòn bẩy cho sự phát tán của Covid-19, cũng như sự gia tăng tốc độ “đứt gãy” của các chuỗi cung ứng (Warwick McKibbin, 2020).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đao Thảo
Xem chi tiết
Ngân Trần
Xem chi tiết
Thoa Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Hàn Nhi
Xem chi tiết
Vân Phan
Xem chi tiết
PK XD
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết