A: Hoạt động khởi động
B: Hoạt động hình thành kiến thức
2 Tìm hiểu văn bản:
a) Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt ( biến thể ). Nhịp 2;3
- Cảm xúc bao trùm cuả bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
b) Hai câu thơ đầu:
- Hình ảnh : ánh trăng, sương
- Trăng xuất hiện: yên tĩnh, sáng
-> Tác giả yêu ánh trăng, yêu thiên nhiên.
c) Nhà thơ nhìn thấy trăng cùng cảnh ngộ cô đơn giống mình, tuổi thơ của Lí Bạch có những kỉ niệm về trăng nên nhìn thấy trăng ông nhớ lại quê.
- Phép đối: ngẩng-cúi -> Cặp từ trái nghĩa.
Nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng thường trực trong tâm hồn của tác giả.
d) Hai câu đầu tác giả không ngủ vì nhớ quê.
=> Cảnh và tình hòa hợp.
3 Tìm hiểu về từ động nghĩa
a) Tìm từ đồng nghĩa
-rọi = Chiếu, soi.
-nhìn = Ngắm, ngó, nhòm, liếc, xem , quan sát, ngóng , coi...
b)
(1) Đưa mắt về một hướng nào đó: Nghĩa gốc.
(2) Để mắt tới, quan tâm tới và Xem xét để thấy và biết được : Nghĩa chuyển.
=> Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có nhiều từ động nghĩa khác nhau.
c) So sánh:
Quả- trái -> nghĩa giống nhau và có thể thay thế cho nhau.
=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
d) So sánh:
Bỏ mạng - hi sinh
+ Giống : cùng nói về cái chết.
+ Khác :
- Bỏ mạng : chỉ cái chết vô ích, mạng sắc thái khinh bỉ.
- Hi sinh : cái chết cao đẹp, mạng sắc thái tôn trọng.
-> Không thể thay thế cho nhau.
=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
4 Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
a) Đoạn 1
-> Liên hệ hiện tại với tương lai.
b) Đoạn 2
-> Hồi tưởng qua khứ và suy nghĩ hiện tại.
c) Đoạn 3
-> Tưởng tượng tình huống và hứa hẹn mong ước.
d) Doạn 4
-> Quan sát, suy ngẫm
=> Dù chọn 1 trong 4 cách lập dàn ý trên thì tình cảm phải chân thật, trong snags thì người đọc mới đồng cảm.
mờ quá ko thấy chữ j hết