GIÚP MÌNH VS
Bài 1:Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ nhất mãn sau :\(CO_2,CH_4,C_2H_4\)
Bài 2:Cho 3,36 l hỗn hợp khí X gồm \(CH_4,C_2H_4\) đi qua bình đựng dung dịch brom dư,sau phản ứng thấy 2,24 lít khí đktc thoát ra .
a, Viết PTHH
b,Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp.
Bài 3 :Cho 9,2 gam rượu etylic tác dụng hết với Na dư.
a, Tính thể tích rượu etylic ( \(D_{ruou}=0,8\) m/l)
b, Nếu trộn rượu trên với 46ml nước thì thu được rượu bao nhiêu độ .
c, Tính thể tích H\(_2\) thu được đktc.
d, Tính thể tích ko khí cần dùng để đốt cháy hết m rượu etylic trên biết O\(_2\) chiếm 20% thể tích không khí .
Bài 4: Cho 0,56 l đktc hỗn hợp khí \(C_2H_6,C_2H_2\) TÁC dụng vừa đủ với 5,6g brom.
a, Viết PTHH
b,Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp .
Bài 5:Trong phân tử metan có mấy liên kết đơn ?
Bài 6:Lên men dung dịch glucozo , thu được 4,48 l CO2 đktc .
a, Tính khối lượng glucozo cần dùng .
b, Tính thể tích rượu 46\(^0\) thu được nhờ quá trình lên men trên ( biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml).
Bài 3:
a, Thể tích rượu etylic:\(V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{9,2}{0,8}=11,5l\)
b, Nếu pha rượu trên với 46ml nước thì độ rượu là :\(\dfrac{11,5}{11,5+46}.100=20^0\)
c,\(n_{C_2H_5OH}=\dfrac{9,2}{46}=0,2mol\)
\(2C_2H_5OH+2Na\rightarrow2C_2H_5Na+H_2\uparrow\)
0,2 mol \(\rightarrow\) 0,1 mol
\(V_{H_2}=0,1.22,4=2,24l\)
d, Phản ứng đốt cháy :
\(C_2H_6O+3O_2\rightarrow2CO_2+3H_2O\)
0,2 mol 0,6 mol
\(n_{O_2}=0,6mol\rightarrow V_{O_2}=0,6.22,4=13,44l\)
\(\Rightarrow V_{kk}=\dfrac{13,44.100}{20}=67,2l\).
ĐÁNH MỎI CẢ TAY THÔI ĐÃ LÀM THÌ LÀM CHO TẤT NỐT CÂU 6 :
Bài 6 :
a, \(n_{CO_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2mol\)
\(C_6H_{12}O_6\xrightarrow[30-35^0C]{men}2C_2H_5OH+2CO_2\)
0,1 mol \(\leftarrow\) 0,2 mol.
\(m_{glucozo}\left(candung\right)=0,1.180=18g\)
b,
\(C_6H_{12}O_6\xrightarrow[30-35^0C]{men}2C_2H_5OH+2CO_2\)
0,2 mol \(\leftarrow\) 0,2 mol
\(m_{ruou}\left(thu\right)=0,2.46=9,2g\)
\(V_{ruou}=\dfrac{m}{D}=\dfrac{9,2}{0,8}=11,5ml\)
\(\rightarrow\) Thể tích rượu 46\(^0\) thu được là : \(V=\dfrac{11,5.100}{46}=25ml\).
Bài 6:
C6H12O6 \(\xrightarrow[30-35^oC]{lên-men-rươu}\) 2C2H5OH + 2CO2 (1)
0,1................................................0,2................0,2
nCO2 = 0,2 (mol)
Theo (1) nC6H12O6 = 0,1 (mol)
=> mC6H12O6 = 18 (g)
Theo (1) nC2H5OH = 0,2 (mol)
=> mC2H5OH = 9,2 (g)
=> VC2H5OH = \(\dfrac{9,2}{0,8}\)= 11,5 (ml) = 0,0115 (l)
Ta có: \(46=\dfrac{0,0115}{V_{ddC_2H_5OH}}.100\)
\(\Rightarrow V_{ddC_2H_5OH}=0,025\left(l\right)\)
Bài 1: Bài nhận biết các chất khí :CO2, C2H4, CH4
- Cho các khí qua dung dịch nước vôi trong , quan sát hiện tượng, ta thấy:
+ Nếu như chất khí nào làm đục nước vôi trong thì đó là khí CO2.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
+ Các chất khí còn lại đi qua dd nước vôi trong không gây hiện tượng.
- Sau đó, ta cho 2 khí còn lại chưa được nhận biết qua dd brom (Br2) , quan sát hiện tượng:
+ Khí làm mất màu của dd brom là khí C2H4 .
PTHH: C2H4 + Br2 -> C2H4Br2
+ Chất khí còn lại không làm mất màu của dd Br2 => Đó là khí CH4 (khí metan).
Bài 5: Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn .
Bài 1: Cho các khí lần lượt đi qua bình đựng nước vôi trong dư, khí làm đục nước vôi trong là CO\(_2.\)
\(_{ }\)Cho hai khí còn lại vào bình đựng dd brom dư , khí làm mất màu nước brom là C\(_2H_4\)
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2.\)
Khí còn lại là CH\(_4\).
Bài 2:
a, Hỗn hợp X chỉ có \(C_2H_4\)phản ứng được với brom .
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
b, Vì CH\(_4\) không tác dụng với nước brom nên khí thoát ra sau phản ứng là CH\(_4\) -> \(V_{CH_4}=2,24l\)
%V\(_{CH_4}\) trong X = \(\dfrac{2,24}{3,36}.100=66,67\%\)
% V\(_{C_2H_4}=100-66,67=33,33\%\).
Bài 4:
a,PTHH:
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
\(C_2H_2+2Br_2\rightarrow C_2H_2Br_4.\)
b, Số mol hỗn hợp : \(n=\dfrac{0,56}{22,4}=0,035mol\)
\(n_{Br_2}=\dfrac{5,6}{160}=0,035mol\)
Gọi số mol \(C_2H_4\) và \(C_2H_2\) trong hỗn hợp lần lượt là a mol và b mol .
\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2.\)
a \(\rightarrow\) a mol
\(C_2H_2+2Br_2\rightarrow C_2H_2Br_4.\)
b \(\rightarrow\) 2b mol
Ta có hệ phương trình : \(\left\{{}\begin{matrix}a+b=0,025\\a+2b=0,035\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{C_2H_4}=0,015mol\\n_{C_2H_2=0,01mol}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\%V_{C_2H_4}=\dfrac{0,015}{0,025}.100=60\%\)
\(\%V_{C_2H_2}=40\%\)
Bài 4:
Bài làm:
PTHH: C2H4 + Br2 -> C2H4Br2 (1)
C2H2 +2Br2 -> C2H4Br4 (2)
Ta có: \(n_{hh-khí}=\dfrac{0,56}{22,4}=0,025\left(mol\right)\)
Gọi số mol của C2H4 trong hh khí là x (mol)
=> Số mol của C2H2 trong hh khí là 0,025 -x (mol)
Ta có: \(n_{Br_2\left(1\right)}=n_{C_2H_4}=x\left(mol\right)\\ n_{Br_2}=n_{C_2H_2}=2.\left(0,025-x\right)\left(mol\right)\)
Ta có: \(160x+160.2.\left(0,025-x\right)=5,6\\ < =>160x+8-320x=5,6\\ < =>160x-320x=5,6-8\\ < =>-160x=-2,4\\ =>x=\dfrac{-2,4}{-160}=0,015\left(mol\right)\\ =>\left\{{}\begin{matrix}n_{C_2H_4}=x=0,015\left(mol\right)\\n_{C_2H_2}=0,025-x=0,025-0,015=0,01\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Vì số mol tính tỉ lệ thuận với thể tích nên ta sẽ tính phần trăm theo số mol.
=> \(\%V_{C_2H_4}=\dfrac{0,015}{0,025}.100=60\%\\ =>\%V_{C_2H_2}=100\%-60\%=40\%\)
Bài 5: Trong phân tử khí metan có 4 liên kết đơn.