Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Taehyung Kim

Giúp mình với!!!Ai ở Thủy Nguyên thì giúp mình

Trình bày hiểu biết của em về sự đổi mới và phát triển của huyện Thủy Nguyên

Huệ Phạm
21 tháng 9 2018 lúc 13:06

Phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện nhằm đưa địa phương phát triển nhanh chóng, bền vững. Do đó, trong thời gian qua, huyện Thủy Nguyên luôn quan tâm phát triển các lãnh vực kinh tế có thế mạnh, nhằm tạo bước đột phá, rút ngắn thời gian, đẩy mạnh tốc độ phát triển, trong đó chú trọng thu hút các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường là nhiệm vụ được huyện đặc biệt quan tâm.

Công nghiệp xây dựng là ngành có vai trò chủ lực trong nền kinh tế của huyện, góp phần đưa Thủy Nguyên trở thành một trong những địa phương có công nghiệp phát triển mạnh của thành phố Hải Phòng. Ngành công nghiệp của huyện mặc dù trong điều kiện khó khăn do suy thoái kinh tế, song công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn tăng trưởng và phát triển mạnh, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế đều tăng nhanh, mở rộng thị trường tiêu thụ như đá, vôi củ, cơ khí, mộc dân dụng, xi măng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của huyện vẫn duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lao động, đóng góp lớn cho ngân sách.

Công nghiệp địa phương đạt được nhiều kết quả quan trọng, các làng nghề truyền thống như: làng nghề đúc và gia công cơ khí Mỹ Đồng, làng cau xã Cao Nhân, và làng đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản xã Lập Lễ tiếp tục được đầu tư phát triển; các cụm công nghiệp làng nghề mới cũng đang được quy hoạch chi tiết, triển khai thực hiện nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Một số ngành nghề có sự chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến như đúc kim loại chuyển từ sản xuất lò đúc luyện than sang hệ thống lò điện cao tần, theo công nghệ hiện đại, bán tự động; từ sản xuất phân tán, bước đầu một số hộ, doanh nghiệp được tập trung vào 2 làng nghề Mỹ Đồng và Kiền Bái, đã hạn chế được ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đẩy mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ, du lịch được huyện chú trọng đầu tư. Duy trì phát triển các sản phẩm làng nghề và làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Các loại hình dịch vụ đều phát triển khá, đa dạng như: thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, khách sạn, giáo dục đào tạo...với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Trong 03 năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, sự tập trung của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có sự phát triển, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng thủy sản, dịch vụ nông nghiệp và chăn nuôi. Tỷ trọng của lĩnh vực trồng trọt giảm từ 29,5% năm 2014 xuống còn 27% năm 2016; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 27,5% năm 2014 tăng lên 29,9% năm 2016; tỷ trọng lĩnh vực thủy sản tăng từ 40% năm 2014 lên 43,5% năm 2016.

Giai đoạn 2014-2017, cũng là giai đoạn có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao được triển khai áp dụng, cụ thể: Mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các xã Đông Sơn, Kênh Giang, Minh Tân; Mô hình phá bờ dồn thửa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại các xã Đông Sơn, Phục Lễ, Kênh Giang, Minh Tân; Mô hình nuôi cá vược tập trung tại xã Lập Lễ; Mô hình xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng chăn nuôi gia cầm ở Lại Xuân, vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung tại xã Chính Mỹ, vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao tại xã Đông Sơn.

Xác định ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn, có lợi thế của huyện, do đó, Ủy ban nhân dân huyện đã tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì từ 1.550-1.600 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 5.500-6.000 tấn, chủ yếu là cá vược. Khai thác thủy hải sản có nhiều bước phát triển tập trung ở các xã Lập Lễ, Phả Lễ: Với đội tàu khai thác 1.299 chiếc, trong đó: tàu có công suất trên 400CV là 72 chiếc, từ 250-400CV là 89 chiếc, từ 90-250 CV là 325 chiếc đã thực hiện việc khai thác, đánh bắt hàng năm đạt từ 35.000-40.000 tấn/năm.

Chính nhờ kế hoạch cụ thể, rõ ràng và hướng đi đúng đắn, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, đạt 14,5%/ năm; tỷ trọng giá trị các ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp; từ đó góp phần to lớn vào nhiệm vụ xây dựng huyện Thủy Nguyên phát triển nhanh chóng, bền vững theo đúng tinh thần


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thi Hải Yến
Xem chi tiết
Sam Tiên
Xem chi tiết
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Magic Music
Xem chi tiết
EARTH
Xem chi tiết
diệp
Xem chi tiết
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết