Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lương Ngọc Xuân Mai

Giúp mình với mấy bn ơi

Viết đoạn văn 6-8 câu cảm nghĩ của em về tiếng mẹ đẻ (là tiếng nói của truyền thống dân tộc của nước ta)

Trần Diệu Linh
1 tháng 3 2019 lúc 14:26
Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung đưực một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thong nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được liếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trươmg đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hét là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc. Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc “ăn nhờ ở đợ" sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nối dân tộc giữ một vai trò nhất định, một súc mạnh to lớn trong quá trình đáu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.
Thảo Phương
1 tháng 3 2019 lúc 16:52

Mình cho bạn 1 số gợi ý nha:
+ Khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp. Đó là văn hoá, là tinh hoa của dân tộc Việt qua các thời đại, là sự sống còn của đất nước.
+ Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện quan trọng, trong đối ngoại, giao lưu văn hoá, trong giao tiếp hàng ngày ở nước ta.
+ Tuy nhiên một bộ phận lớp trẻ hiện nay chưa ý thức được tầm quan trọng đó; quên trau dồi, học tập tiếng Việt, chỉ lo lao vào học ngoại ngữ với mục đích thực dụng. Biểu hiện ở những bài văn viết ngô nghê, dở khóc dở cười, sai chính tả, ngữ pháp trầm trọng (dẫn chứng cụ thể); hiện tượng sùng ngoại, lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp… (dẫn chứng cụ thể)
+ Trong thời đại hội nhập, việc học thêm ngoại ngữ là cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt, phải thường xuyên trau dồi tiếng Việt. Vì như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc”. Và chỉ có thể học tốt tiếng Việt mới học tốt ngoại ngữ.
+ Với học sinh, cần rèn luyện ngay ở lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong diễn đạt, trong các bài làm văn… Có như vậy mới hi vọng làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, giàu đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Minh Huyền
Xem chi tiết
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Lương Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Nhok Scorpio
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Vy Nguyễn Phúc
Xem chi tiết