Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Ngô Nhất Khánh

Giúp mình với câu nào cũng được:

Câu 1 Nguyên nhân chính của việc thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì? Nguyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?

Câu 2 Vì sao thực dân Pháp chọn Đã Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?

Câu 3 Tại sao triều đình Huế vội vàng kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Hiệp ước Nhâm Tuất có những nội dung cơ bản gì?

Câu 4 Hiệp ước 1884 khác với hiệp ước 1883 ở điểm gì và âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp được thể hiện như thế nào?

Câu 5 Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

Câu 6 Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của phong trào Cần Vương và phông trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng nhân dân ( Mục đích, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại)

Câu 7 Em hãy nêu về phong trào Yên Thế

Phạm Linh Phương
30 tháng 3 2018 lúc 20:51

Câu 1 Nguyên nhân chính của việc thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì? Nguyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?

*Nguyên nhân:
-Đầu thế kỳ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt... Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.
-Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt. Pháp tiến hành xâm lược Việt nam.
*.Nguyên cớ:
-Lấy cớ triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở Việt Nam, thực dân Pháp phối hợp với Tây Ban Nha đem tàu chiến đến bắn phá Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta ) 31-8-1858).

Câu 2 Vì sao thực dân Pháp chọn Đã Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công vì:
- Vì Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
- Pháp ko thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là phòng thù bờ biển, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến ko thể vào ra dễ dàng, thuận lợi như cửa biển ĐN...
- Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực cho quân Pháp có thể thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục vương triều Nguyễn.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Câu 3 Tại sao triều đình Huế vội vàng kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Hiệp ước Nhâm Tuất có những nội dung cơ bản gì?

* Nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp:

- Do triều đình có tư tưởng sợ Pháp, không nhàn thấy tình hình của Pháp mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình muốn hòa hoãn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

* Nội dung bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, ĐỊnh Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (khoảng 280 vạn lạng bạc).

Mở các cửa biển Đà nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương dân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, kèm theo nhiều nhượng bộ khác về kinh tế, chính trị.

Câu 4 Hiệp ước 1884 khác với hiệp ước 1883 ở điểm gì và âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp được thể hiện như thế nào?

+ Hiệp ước 1884 có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại tình Bình Thuận và Thanh - Nghệ - Tĩnh cho Trung Kì.

+Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn

Câu 5 Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Câu 6 Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của phong trào Cần Vương và phông trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng nhân dân ( Mục đích, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại)

1 Thời gian tồn tại 1885-1896 ;1884-1913
2 Mục đích đấu tranh

+Đánh Pháp giành lại độc lập khôi phục lại chế độ phong kiến +Để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng
3 Thành phần lãnh đạo Văn thân, sĩ phu Nông dân
4 Lực lượng tham gia Nông dân,văn thân sĩ phu Nông dân
5 Địa bàn hoạt động Các tỉnh Trung kỳ, Bắc kỳ Chủ yếu ở Yên Thế, Bắc Giang
6 Hình thức đấu tranh Vũ trang

Câu 7 Em hãy nêu về phong trào Yên Thế

* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả: khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn
30 tháng 3 2018 lúc 20:48

C1 ng nhân do nước ta nằm trong vùng ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng ,nằm trong vành đai sinh khoáng, là ngã ba giao thoa giữa 3 châu lục,chế độ phong kiến suy yếu

Nguyên cớ lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

C2 do Đà Nẵng vừa gần biển lại gần vs kinh thành Huế vì vậy TD pháp chọn Đà Nẵng lm nơi tấn công đầu tiên(nếu chiếm đc Đà Nẵng chúng sẽ lấy nơi đó lm bàn đạp để đánh thẳng vào kinh thành huế)

c5 địa bàn hđ rộng nhất (4 tinht Thanh- Nghệ -Tĩnh ,Quảng Bình)

có trình độ tổ chức nghĩa quân cao nhất chia quân lm 15 thứ

gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề nhất

tinh thần chiến đấu cao đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch

C4 TD Pháp giao lại cho nhà Ng 3 tỉnh Thanh-Ngệ Tĩnh và Bình Thuận,âm mưu lấy lòng dư luận ,vua quan pk bù nhìn và biến nhà ng thành tay sai phục vụ đắc lực cho Pháp

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ngyên
Xem chi tiết
Hằng Trương thị thu
Xem chi tiết
Tuyết My
Xem chi tiết
ツㅤCheemsㅤツ
Xem chi tiết
Rin Diễm
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết
Hồng Minh Nguyễn_BLINK
Xem chi tiết
Đặng Khánh
Xem chi tiết
Thùy Trang
Xem chi tiết