Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Nguyễn Thị Khánh Linh

Giúp mình vớioho

Câu 1: Nêu nguyên nhân hậu quả của chiến tranh Nam Bắc Triều và Trịnh-Nguyễn???

Câu 2: Nêu những thành tựu về khoa học,kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19?Những thành tựu đớ nói lên điều gì?vì sao những thành tựu đó chưa được áp​ dụng hiệu quả?

Khưu Thị Bích Ngọc
2 tháng 5 2017 lúc 19:39

Câu 1:

-1527, Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc -> Bắc triều.

-1533, Nguyễn Kim lập ra nhà Lê -> Nam triều.

=>Hình thành hai thế lực phong kiến đối lập Nam-Bác triều.

*Hậu quả: xóm làng tiêu điều, xơ xác, nhân dân đói khổ, ly tán, đất nước bị chia cắt.

Bình luận (0)
༺Kyubi ༒ Kami༻
10 tháng 5 2018 lúc 17:17

- Câu 1:

* Nguyên nhân:

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc à Bắc Triều

- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa tìm con cháu nhà Lê lập làm vua, gọi là Nam Triều

+ Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền, hình thành thế lực họ Trịnh.

+ Con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam, hình thành thế lực họ Nguyễn.

* Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, nhân dân bị đói khổ, li tán.

- Câu 2:

*Về sử học:

- Bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên… và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)

* Về địa lí:

Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư; về quân sự có tập Hổ trướng khu cơ (của Đào Duy Từ); về triết học có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn

*Về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác v.v… Ngoài ra còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hoá Việt Nam…

*Về kĩ thuật : Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo một số thành tựu kĩ thuật như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ…

* Kĩ thuật: Sử cũ viết : “Người thợ kính là Nguyễn Văn Tú… trước được sang Hà Lan học nghề 2 năm, về nước có thể chế các hạng đồng hồ và kính thiên lí rất khéo. Ông đã từng chế tạo một chiếc đồng hồ hạng trung, phía trong bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ. Đo bóng mặt trời mà nghiệm thì rất đúng.”

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
5 tháng 8 2018 lúc 18:37

Câu 1:

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Câu 2:

Về sử học, bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước, có nhiều bộ lịch sử của tư nhân như ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phù biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên… và đặc biệt là bộ sử thi bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh); về địa lí có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư; về quân sự có tập Hổ trướng khu cơ (của Đào Duy Từ); về triết học có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn; về y học có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác v.v… Ngoài ra còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hoá Việt Nam…

Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời, khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển.

Về kĩ thuật : Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo một số thành tựu kĩ thuật như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ…

Sử cũ viết : “Người thợ kính là Nguyễn Văn Tú… trước được sang Hà Lan học nghề 2 năm, về nước có thể chế các hạng đồng hồ và kính thiên lí rất khéo. Ông đã từng chế tạo một chiếc đồng hồ hạng trung, phía trong bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ. Đo bóng mặt trời mà nghiệm thì rất đúng.”
=> chứng tỏ trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trang Thùy
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nhật Tân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Gia Bao Dang Nguyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích Chi
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết