Giúp mình phân tích câu tục ngữ này ( ngày mai nộp rồi ) :
Tấc đất tấc vàng (5)
Các bước phân tích tục ngữ :
1 . Dẫn dắt giới thiệu câu tục ngữ + chủ đề.
2 . Nêu đại ý (ý nghĩa).
3 . Nêu nghệ thuật=>Nêu ý nghĩa=>lý giải[bằng chứng]
4 . Công dụng=>ngày nay còn áp dụng không?
5 . Những câu cùng chủ đề .
(5) : câu tục ngữ số 5
Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đát lại quý như vàng.
Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.
Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.