Văn bản ngữ văn 8

Khánh Thi

Giúp mình làm sao để biết được đâu là luật B và đâu là luật T. Mình toàn bị nhầm giữa 2 luật này.

Đạt Trần
31 tháng 12 2017 lúc 20:24


Thanh bằng
Thanh bằng gồm những tiếng hay chữ không có dấu ( gọi là thanh ngang) và những tiếng hay chữ có dấu huyền.
Thanh trắc
Thanh trắc được thể hiện bằng các tiếng hay chữ có các dấu gồm: dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, gấu nặng

Theo sự phát triển, thơ Đường Luật về sau được sử dụng rộng rãi hơn ở dạng Biến Thể, đơn giản hơn một chút về luật B – T, người ta thường gọi: “Nhất, Tam, Ngũ bất luận; Nhị, Tứ, Lục phân minh”.

Tức chỉ chú trọng luật B – T ở từ thứ 2, 4, 6 và 7

Bình luận (0)
Linh Phương
31 tháng 12 2017 lúc 19:43

Để biết đâu là luật bằng trắc không khó.

+ Luật bằng: Thanh bằng là thanh điệu bằng phẳng, không có sự cao giọng hay thấp giọng khi đọc. Và là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường nào.
Thanh bằng gồm những tiếng hay chữ không có dấu ( gọi là thanh ngang) và những tiếng hay chữ có dấu huyền.
- Thanh ngang: thanh ngang hay còn gọi là thanh không dấu hoặc gọi là thanh không được thể hiện dấu trên chữ. Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép.
Nhưng thanh bằng không được thể hiện trên các âm tiết như: lach, bach, bat,lac, nhac, hat, het, bêt,….
- Dấu huyền: dấu huyền là một dấu thanh nằm trên các nguyên âm trong tiếng Việt. khi thể hiện trên các nguyên âm thì phát ra âm với giọng đi xuống. Dấu huyền được viết bằng một gạch ngang chéo từ trái sang phải.
Dấu huyền thấp hơn thanh ngang một bậc, dấu này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép và đọc với giọng nặng hơn thanh ngang. ( hiểu ngắn gọn là không dấu và dấu huyền là thanh bằng )

+ Luật trắc: Thanh trắc là thanh điệu không bằng phẳng. Thanh này có âm diệu diễn biến phức tạp trong thanh điệu. thanh này khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng và không đồng đều.
Thanh trắc được thể hiện bằng các tiếng hay chữ có các dấu gồm: dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, gấu nặng.
- Dấu hỏi: dấu này có thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, dấu hỏi có điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Dấu hỏi thường xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép.
- Dấu ngã: dấu ngã là dấu có thanh điệu thuộc âm vực cao. Dấu này bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn, có thêm động tác nghẽn thanh hầu khi phát âm.
Dấu này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép và đọc với giọng nặng hơn thanh ngang.
Dấu ngã không được thể hiện trên các âm tiết như: lach, bach, bat,lac, nhac, hat, het, bêt,….
- Dấu sắc: dấu sắc là dấu có thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, dấu này có điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Đồng thời khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu khi đọc.
Dấu sắc có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết.
- Dấu nặng: dấu nặng là dấu có thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, dấu này có điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.
Dấu nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. ( Các dấu còn lại như dấu sắc, dấu nặng.... là thanh trắc )

Rất dễ đúng không? Chúc bạn học tốt nha!

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Tomioka Yuko
Xem chi tiết
Hoàng Thu Phương
Xem chi tiết
Đặng Tuấn Phong
Xem chi tiết
Thịnh Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
Chien Hong Pham
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Trùm Trường
Xem chi tiết
tan tran
Xem chi tiết
Trương Hoàng Ly
Xem chi tiết