câu 16( tương tự câu 15 và 20)
tóm tắt:
\(m_1=m_2=2\left(kg\right)\\ t_1=10^0C\\ t_2=100^0C\\ t=?\)
theo phương trình cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\Leftrightarrow m_1\cdot c_{ }\cdot\Delta t_1=m_2\cdot c\cdot\Delta t_2\\ \Leftrightarrow m_1\left(t-t_1\right)=m_2\cdot\left(t_2-t\right)\\ \Leftrightarrow t-t_1=t_2-t\\\Leftrightarrow t-10=100-t\\ \Leftrightarrow t+t=100+10\\ \Leftrightarrow2t=\Leftrightarrow110\\\Leftrightarrow t=\dfrac{110}{2}=55^0C\)
Vậy nhiệt độ cân bằng là 55 độ C
Mình giúp bạn vài câu tự luận nhé :) vì mình cũng sắp thi HK :V
Câu 9 :
Ta nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng lên thêm 1 độ C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4200 J.
Câu 10 :
Nhiệt lượng cần cung cấp cho quả cầu đồng nóng lên từ 10 độ C lên 50 độ C là :
\(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,2\cdot380\cdot\left(50-10\right)=3040\left(J\right)\)
Vậy để cho quả cầu đồng nóng lên từ 10 độ C lên 50 độ C thì cần cung cấp một nhiệt lượng là 3040 J.
Câu 11 :
Tóm tắt :
\(m=0,5kg\)
\(c=4200Jkg.K\)
\(t_1=15^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(Q=?\)
Giải :
Nước khi ở trong tự nhiên, ở nhiệt độ không khí bình thường thì nước sẽ có nhiệt độ khoảng từ 12 độ C đến 15 độ C. Ở đây ta lấy nhiệt độ nước là 15 độ C.
Nhiệt lượng cần cung cấp để nước từ 15 độ C nóng lên 100 độ C là :
\(Q=m\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)=0,5\cdot4200\cdot\left(100-15\right)=178500\left(J\right)\)
Vậy để nước từ 15 độ C nóng lên 100 độ C cần cung cấp một nhiệt lượng cần thiết là 178500 J.
Câu 12 : Tại vì khi đun, lớp nước phía dưới nóng lên => nở ra => thể tích tăng => trọng lượng không đổi => trọng lượng riêng giảm => nhẹ đi và sẽ di chuyển lên trên. Còn lớp nước lạnh ở trên có trọng lượng riêng lớn hơn => nặng hơn và sẽ di chuyển xuống dưới.
Câu 13 : Tóm tắt :
\(m_1=0,5kg\)
\(t_1=120^oC\)
\(m_2=3kg\)
\(t_2=4^oC\)
\(c_{nc}=4200Jkg.K\)
\(c_{Al}=880Jkg.K\)
\(t=?\)
Giải :
Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra để nhiệt độ giảm từ 120 độ C xuống nhiệt độ cân bằng là :
\(Q_{tỏa}=m_1c_{Al}\cdot\left(t_1-t\right)\)
Nhiệt lượng nước thu vào để nhiệt độ tăng từ 4 độ C lên nhiệt độ cân bằng là :
\(Q_{thu}=m_2c_{nc}\cdot\left(t-t_2\right)\)
Theo ptcb nhiệt ta có Q tỏa = Q thu :
\(m_1c_{Al}\cdot\left(t_1-t\right)=m_2c_{nc}\cdot\left(t-t_2\right)\)
\(\Leftrightarrow0,5\cdot880\cdot\left(120-t\right)=3\cdot4200\cdot\left(t-4\right)\)
\(\Rightarrow t\approx7,9^oC\)
Vậy nhiệt độ cân bằng là 7,9 độ C.
Câu 15 : Tóm tắt :
\(m_1=m_2=0,5kg\)
\(t_1=4^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(t=?\)
Giải :
Nhiệt lượng lượng nước thứ nhất thu vào là :
\(Q_{thu}=m_1\cdot c=\left(t-t_1\right)\)
Nhiệt lượng lượng nước thứ hai tỏa ra là :
\(Q_{tỏa}=m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t\right)\)
Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu :
\(m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t\right)=m_1\cdot c\cdot\left(t-t_1\right)\)
\(0,5\cdot c\cdot\left(100-t\right)=0,5\cdot c\cdot\left(t-4\right)\)
\(\Rightarrow t=52^oC\)
Vậy nhiệt độ cân bằng là 52 độ C.
Câu 16 : Tóm tắt :
\(m_1=m_2=2kg\)
\(t_1=10^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(t=?\)
Giải :
(Bài số 16 giống y bài 15, chỉ khác số liệu, ta làm nhanh) :
Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu :
\(m_2\cdot c\cdot\left(t_2-t\right)=m_1\cdot c\cdot\left(t-t_1\right)\)
\(2\cdot c\cdot\left(100-t\right)=2\cdot c\cdot\left(t-10\right)\)
\(\Rightarrow t=55^oC\)
Vậy nhiệt độ cân bằng là 55 độ C.
Câu 20 : Tóm tắt :
\(m_1=m_2=0,2kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(t_2=4^oC\)
a) \(PTCBN\)
b) \(t=?\)
Giải :
Nhiệt lượng lượng nước thứ nhất tỏa ra để nhiệt độ từ 100 độ C giảm xuống đến nhiệt độ cân bằng là :
\(Q_{tỏa}=m_1\cdot c\cdot\left(t_1-t\right)\)
Nhiệt lượng lượng nước thứ hai thu vào để nhiệt độ từ 4 độ C tăng đến nhiệt độ cân bằng là :
\(Q_{thu}=m_2\cdot c\cdot\left(t-t_2\right)\)
a) Theo ptcb nhiệt ta có : Q tỏa = Q thu :
\(m_1\cdot c\cdot\left(t_1-t\right)=m_2\cdot c\cdot\left(t-t_2\right)\)
b) Từ ptcb nhiệt suy ra :
\(0,2\cdot c\cdot\left(100-t\right)=0,2\cdot c\cdot\left(t-4\right)\)
Đơn giản \(c\) : \(0,2\cdot\left(100-t\right)=0,2\cdot\left(t-4\right)\)
\(\Rightarrow t=52^oC\)
Vậy nhiệt độ cân bằng của cả hệ là 52 độ C.
Câu 5: A. Nhỏ hơn 100m\(^3\)
Câu 6: A. Nhiệt độ của vật
Câu 7: Trong quá trình cơ học,động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng thì không đổi.Người ta nói cơ năng được bảo toàn.
Câu 8 : 1-B (Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử,phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh)
Câu 9: Ta nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k.Có nghĩa là cần một lượng nhiệt 4200J để làm cho 1kg nước tăng lên 1 độ C
tóm tắt
m=0.2 kg
c=380
t1=10oC
t2=50oC
Nhiệt lượng cần cung cấp cho quả cầu nhôm đén 50oC là:
Q=m.c.(t2-t1)=0.2.380.(50-10)=3040J