Vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam dường như là một con người đa tài năng, vừa đứng trên lĩnh vực của cách mạng, Bác chúng ta là một nhà lãnh đạo luôn tài ba.Và điều ấn tượng là cuộc đời của Bác là một chuỗi thơ ca, không ngừng nghỉ, và hồn thơ ấy cũng đầy sự chuyển biến khi Bác song hành cùng công cuộc của cách mạng Việt Nam.Trong thời kì Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, tác phẩm Nhật ký trong tù là tác phẩm có nhiều giá trị nhất cho nền văn học nước nhà .
Bài thơ có tên gọi theo chữ Hán là Ngục trung nhật ký, viết hoàn toàn bằng chữ Hán từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943 trong thời kì Bác chúng ta bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thuộc Trung Quốc.Sau này được dich sang tiếng thuần việt bởi nhiều nhà biên dịch lấy tên là “Nhật ký trong tù”. Là tác phẩm được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp thơ cổ điển, hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.
Tập thơ được viết liên tục dưới dạng một quyển sổ tay nhỏ trong suốt tháng ngày giam cầm, quyển sổ này chắc chắn được tác giả nâng niu như một người bạn tri kỉ cùng đồng hành suốt những tháng ngày khó khăn tại đây, nó là lời tố cáo tội ác quân giặc gây lên thương đau cho dân tộc,sự nhức nhối của chế độ Tưởng giới thạch thối nát, hay những trang thơ khi tác giả đặt mình vào khung cảnh thiên nhiên ngoài bầu trời đất nước xa lạ qua khung thanh sắt nhà tù để lắng đọng một chút, là tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, tiếp thêm ý chí cho người tù này vượt qua khó khăn trước mắt, luôn hướng về những điều tốt đẹp, là tấm lòng người con xa xứ tha thiết mong nhớ đất nước.Phản ánh thành công tâm hồn hiện thực đầy chân thực cảm động, của một con người vĩ đại phải chịu cảnh tù đày không đáng.
Tập thơ được mở đầu bằng những vần thơ tác giả ngẫu hứng viết, nhưng mang khá nhiều ý nghĩa rất sâu sắc mà Bác chúng ta khéo đặt nó ở đầu dường như là lời để tựa cho cả quyển sổ nhỏ.
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.”
Trong tập thơ, có tổng cộng có 134 bài (bao gồm cả lời đề từ), rất nhiều bài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ vọn vẹn 4 câu, mang chất chứa nhiều cảm xúc, chứng tỏ số vốn từ ngữ của Bác rất giàu, phong phú, đồ sộ vì Bác là con người ham học, biết nhiều, khả năng cảm thụ văn học tốt, có quan điểm và thái độ đúng đắn rất riêng mà sâu sắc, vẫn nằm trong chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Chỉ một tập thơ mà thể hiện được rất nhiều khía cạnh giá trị tỏa sáng xung quanh nó. Khả năng sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật trong từng câu chữ, sự biến đổi linh hoạt giọng điệu thơ theo hoạt cảnh,
Tác phẩm như là một báu vật của quốc gia được lưu giữ lại qua nhiều thế hệ, được bảo tồn cẩn thận, nguyên vẹn. Giờ đây tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau được dịch và được nhiều nước trên thế giới biết đến, được viết trên thư pháp của nhiều nước cùng hình tượng chắc chắn gây ấn tượng đậm là hình ảnh đôi bàn tay song song đang bị cùm kẹp bởi gông xích. Tác phẩm được công nhận bởi các nhà thơ lớn trong và ngoài nước đã hết lời khen ngợi cho tác phẩm đầy tâm huyết này.
Nhật ký trong tù như một biểu tượng cho giá trị tinh thần cao quý của Hồ Chí Minh, không cần phải nói nhiều, nhìn thơ Người đủ hiểu hết, bộc lộ hết về Người. Để ngàn đời về sau này, tác phẩm vẫn mãi trường tồn cùng thời gian, nhắn cac thế hệ rằng đã có những chuỗi khó khăn trong cuộc đời cách mạng của Người,luôn nhắc nhửo noi theo gương Người.
Tham khảo:
1, Hoàn cảnh sáng tác.
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.
2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".
Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.
Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.
Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
Hồ Chí Minh (1890 – 1969 ) là vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, một danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại.
Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Ngay từ ấu thơ Người đã chịu ảnh hưởng tinh thần hiếu học và yêu nước từ gia đình và quê hương. Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người đã ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm với bao nhiêu gian khổ, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước. Năm 1941 đến năm 1969, Người trở về nước lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, xây dựng lên một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập hoàn toàn.
Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có một sự nghiệp văn học vĩ đại gồm bộ phận chủ yếu: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. Nổi bật trong lĩnh vực thơ ca là tác phẩm Nhật kí trong tù.
Tháng 8 – 1942, Người từ Cao Bằng bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giải qua ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây suốt mười bốn tháng. " Ngục trung nhật kí" đã ra đời trong những tháng ngày Người bị giam cầm đó.
Tập thơ gồm 133 bài thơ tứ tuyệt, được viết bằng chữ Hán thể hiện sự am hiểu tuyệt vời về Hán tự cũng như thể thơ Đường luật của Bác. Đọc Nhật kí trong tù, ta nhận ra sự ảnh hưởng đậm đặc của chất Đường thi, bút pháp cổ điển trong phong cách thơ của Người. Nghệ thuật đối, bút pháp ẩn dụ, điệp từ đã được Bác sử dụng rất tài tình và khéo léo. Điển hình trong bài thơ Vọng nguyệt, phép đối rất chỉnh đến từng ý, từng lời: " Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt / Nguyệt tòng song thích khán thi gia". Hai nhân vật trữ tình luôn luôn đối xứng trong giao cảm vận hành: người - trăng ; trăng – người. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ. Hay trong bài Tẩu lộ, việc lặp lại điệp từ " tẩu lộ" đã làm nổi bật ý thơ đường đi thật khó khăn, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan. Và trong câu thứ hai của bài thơ này, điệp từ " trùng san" cũng được nhắc lại nhằm nhấn mạnh cái khó khăn vẫn đang nối tiếp. Đồng thời cũng là một ẩn dụ, gợi ra con đường cách mạng phía trước vẫn còn đầy gian lao, thử thách và hi sinh. Một đặc điểm nghệ thuật luôn bao trùm trong thơ Bác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, là sự hòa quyện giữa chất thơ và chất thép. Do vậy mà thơ Bác dù mang phong vị thơ Đường, Tống nhưng không u buồn, cổ kính như thơ Đỗ Phủ, Lí Bạch mà hình ảnh thơ luôn mới mẻ, hiện đại, phóng khoáng. Như bài thơ Chiều tối mang phong vị thơ Đường ở hình ảnh chòm mây lẻ loi và cánh chim mệt mỏi ở hai câu đầu. Nhưng ở hai câu cuối, hình ảnh " cô em xóm núi xay ngô tối" bên lò than rực hồng đã làm rạng rỡ, ấm áp cả bài thơ. Sức sống mãnh liệt tỏa ra từ ý thơ. Đó chính là dấu ấn tư tưởng, phong cách Hồ Chi Minh.
Về giá trị nội dung, Nhật kí trong tù phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch: " Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc / Giải người Cảnh trưởng kiếm ăn quanh" ( Lai Tân ).
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Đó là hình ảnh một nhà ái quốc vĩ đại, lúc nào cũng nóng lòng, đau đáu hướng về Tổ quốc. Ngay cả trong lúc ngủ niềm thủy chung với cách mạng của Người luôn thường trực, trước sau như một: " Một canh… hai canh… lại ba canh / Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành / Canh bốn… canh năm vừa chợp mắt / Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh" ( Không ngủ được ).
Đó còn là tinh thần, ý chí, khát vọng tự do cháy bỏng, mãnh liệt luôn cháy trong tâm thức người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù đang phải chịu cảnh lao tù, xiềng xích: " Thân thể ở trong lao / Tinh thần ở ngoài lao", hay: " Năm canh thao thức không nằm / Thơ tù ta viết hơn trăm bài rồi./ Xong bài, gác bút nghỉ ngơi. Nhòm qua cửa ngục, ngóng trời tự do". ( Đêm không ngủ )
Đó cũng chính là trái tim tràn ngập tình yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, trước nỗi đau của con người. Trong tù ngục, nhìn thấy cảnh bi ai đau khổ của những người dân Trung Quốc, Bác vẫn thấy xót xa cho họ: " Oa… Oa… Oa… / Cha trốn không đi lính nước nhà / Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi / Phải theo mẹ đến ở nhà pha" ( Cháu bé trong ngục Tân Dương ).
Ta còn nhận ra một tâm hồn luôn rung cảm trước thiên nhiên dù thân thể bị giam trong bóng tối nhà lao, nhưng tâm hồn Bác luôn hướng ra ánh sáng để cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng: " Người ngắm trăng soi ngoài của sổ / Trăng nhòm khe cửa ngăm nhà thơ" ( Ngắm trăng ).
So với những tập nhật kí của các nhà văn khác như: nhật kí Đặng Thùy Trâm do nhà văn Vương Trí Nhàn biên tập dựa trên hai tập nhật ký của bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Trong đó nội dung là những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả về gia đình, xã hội và cuộc chiến, khi trực diện với sự sống, cái chết đang diễn ra. Hay Nhật kí chiến tranh của nhà văn Chu Cẩm Phong là sự đúc kết những trải nghiệm, hiện thực sống động và khắc nghiệt của chiến trường. Nhật kí trong tù của bác là một thi phẩm, là một bức chân dung tự họa con người, tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua tác phẩm của mình, đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di huấn tinh thần bất hủ - trong đó nổi bật nhất là vẻ đẹp của một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại. Nhà thơ Xuân Diệu khái quát: “Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh”.