Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
“Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
Gợi ý:
+) Quan Âm Thị Kính là một vở chèo cổ được nhân dân ta vô cùng ưa thích. Vở chèo xoay quanh nỗi oan khuất và phẩm chất cao đẹp của nhân vật Thị Kính (sau có pháp hiệu là tiểu Kính Tâm). Nỗi oan ấy bắt đầu từ "án giết chồng” và đó cũng là bước ngoặt cuộc đời của người con gái ngoan hiền và hiếu thảo.Trích đoạn "Nỗi oan hại chồng" là phần đầu của vở chèo "Quan Âm Thị Kính". Đoạn trích có năm nhân vật nhưng xung đột kịch chủ yếu thể hiện qua hai nhân vật Thị Kính và Sùng Bà. Sùng Bà là nhân vật mụ ác, vì thế mà ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của nhân vật đều rất tàn nhẫn và độc địa.........
+) Theo dõi những lời đối thoại của Sùng Bà, chúng ta có thể thấy nó chẳng khác gì những lời phán quyết nhẫn tâm của một vị quan tòa mà không cần nghe một lời nào phân bua phải trái. Mụ mạt sát Thị Kính là "mặt sứa gan lim" là "tuồng mèo mả gà đồng", là kẻ hư hỏng "say hoa đắm nguyệt" là "gái say trai lập chí giết chồng"… Và chỉ vì chẳng có điểm nào có thể xứng với "giống công giống phượng” nhà bà nên từ cái sự việc rất nhỏ bé kia bà rũ sạch đi ở Thị Kính tất cả "tam tòng tứ đức”..............
+) Trong đoạn trích, người ta thấy Thị Kính kêu oan đến năm lần. Trong đó cổ tới bốn lần, tiếng kêu oan cùa nàng hướng đến mẹ chồng và người chồng mà nàng hằng yêu quý. Thế nhưng cả bốn lần kêu oan đều vô ích. Bà mẹ chổng thì quá là tàn ác còn Thiện Sĩ lại là một kẻ nhu nhược đớn hèn vì thế mồ tiếng kêu của Thị hoàn toàn không được chấp nhận. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực.............
+) Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thỏa, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.............
Quan Âm Thị Kính là một vở chèo cổ được nhân dân ta vô cùng ưa thích. Vở chèo xoay quanh nỗi oan khuất và phẩm chất cao đẹp của nhân vật Thị Kính (sau có pháp hiệu là tiểu Kính Tâm). Nỗi oan ấy bắt đầu từ "án giết chồng” và đó cũng là bước ngoặt cuộc đời của người con gái ngoan hiền và hiếu thảo.
Trích đoạn "Nỗi oan hại chồng" là phần đầu của vở chèo "Quan Âm Thị Kính". Đoạn trích có năm nhân vật nhưng xung đột kịch chủ yếu thể hiện qua hai nhân vật Thị Kính và Sùng Bà. Sùng Bà là nhân vật mụ ác, vì thế mà ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của nhân vật đều rất tàn nhẫn và độc địa. Cách đối xử của mụ đối với con dâu cho thấy rất rõ sự phân biệt giữa sang trọng với thấp hèn. Cách đối xử ấy là cách đối xử của những kẻ quen thói cửa quyền, quen thói hà hiếp người ăn kẻ ở. Thị Kính trong màn kịch ấy cũng không khác gì một kẻ nô bộc lỡ gây chuyện sai lầm trong nhà của chủ nhân.
Theo dõi những lời đối thoại của Sùng Bà, chúng ta có thể thấy nó chẳng khác gì những lời phán quyết nhẫn tâm của một vị quan tòa mà không cần nghe một lời nào phân bua phải trái. Mụ mạt sát Thị Kính là "mặt sứa gan lim" là "tuồng mèo mả gà đồng", là kẻ hư hỏng "say hoa đắm nguyệt" là "gái say trai lập chí giết chồng"… Và chỉ vì chẳng có điểm nào có thể xứng với "giống công giống phượng” nhà bà nên từ cái sự việc rất nhỏ bé kia bà rũ sạch đi ở Thị Kính tất cả "tam tòng tứ đức”. Bà một mực đẩy cho bằng được cô con dâu chẳng may rơi vào cái cảnh "tình ngay lý gian" ra khỏi nơi cao môn lệch tộc cao quý nhà bà. Thậm chí ngay trước mặt khiến con dâu khốn khổ, bà nói với Thiện Sĩ bao lời khiến Thị Kính phải đau đớn, xót xa "Thôi con vào rửa mặt, rồi đây mẹ lấy cho dăm vợ, tiếc gì cái đồ sát chồng kia nữa".
Trái ngược với những lời cay nghiệt của bà mẹ chồng "cao quý" Thị Kính ra sức kêu oan. Nỗi oan của Thị Kính đáng kêu lắm chứ! Rõ ràng hành động của Thị Kính là mong muôn mang điều tốt đẹp đến cho chồng. Vậy mà giờ đây, tình thế đã hoàn toàn đổi ngược: Thị Kính trở thành một kẻ xấu xa trong mắt của bố mẹ chồng.
Trong đoạn trích, người ta thấy Thị Kính kêu oan đến năm lần. Trong đó cổ tới bốn lần, tiếng kêu oan cùa nàng hướng đến mẹ chồng và người chồng mà nàng hằng yêu quý. Thế nhưng cả bốn lần kêu oan đều vô ích. Bà mẹ chổng thì quá là tàn ác còn Thiện Sĩ lại là một kẻ nhu nhược đớn hèn vì thế mồ tiếng kêu của Thị hoàn toàn không được chấp nhận. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.
Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thỏa, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.
Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở
thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được.
Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
“Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.